image banner
Kỷ niệm Ngày truyền thống Kho bạc Nhà nước (29/5): Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai
Lượt xem: 579
Hơn 30 năm qua kể từ khi tái thành lập (01/4/1990), hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) luôn khẳng định vị thế, vai trò của một đơn vị được giữ trọng trách quản lý ngân quỹ của quốc gia. Tiếp nối ngọn lửa truyền thống vẻ vang, bằng sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ công chức, viên chức, hệ thống KBNN đã không ngừng được kiện toàn, từ tổ chức bộ máy đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá công nghệ hoạt động KBNN, phục vụ ngày càng có hiệu quả công tác quản lý kinh tế, tài chính và ngân sách quốc gia…

Tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với cải cách, hiện đại hóa

Trên chặng đường hơn 30 năm kể từ khi tái thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành ở trung ương và địa phương, bằng sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ công chức, viên chức, hệ thống KBNN đã không ngừng được kiện toàn, từ tổ chức bộ máy đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá công nghệ hoạt động KBNN, phục vụ ngày càng có hiệu quả công tác quản lý kinh tế, tài chính và ngân sách quốc gia. Những đóng góp to lớn của KBNN đã góp phần đắc lực cùng ngành Tài chính giúp Đảng, Nhà nước chỉ đạo công cuộc đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 

Nhờ công tác huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, nhiều công trình đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng góp phần an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Trường Tiều học Hòa Khánh (Đồng Tháp) là một công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN.

 

Tiếp nối truyền thống, thành quả đạt được trong thời gian qua, Kho bạc Nhà nước khẳng định khát vọng về một tương lai tươi sáng hơn ở phía trước, hướng tới một nền tài chính quốc gia hiện đại và vững mạnh, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước Việt Nam đến năm 2020 đã mang lại những bước tiến vượt bậc cho hệ thống quản lý tài chính công tại Việt Nam.

Đặc biệt, trước xu hướng cải cách quản lý tài chính công và cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, ngành Tài chính nói chung, hệ thống KBNN nói riêng đang đứng trước yêu cầu mang tính tất yếu của sự đổi mới mạnh hơn nữa, hiện đại hoá hơn nữa nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chiến lược cải cách Tài chính công đối với ngành Tài chính cũng như tạo ra sự thích ứng với quá trình chuyển đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới và trong khu vực.

Trên cơ sở đó, hệ thống KBNN đã nghiên cứu, tham khảo các mô hình tốt của các nước, đồng thời tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 theo hướng: (i) Kết hợp giữa kế thừa, đổi mới và phát triển; gắn hiện đại hóa, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin với đổi mới mô hình tổ chức; (ii) Triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa công nghệ thông tin, kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; (iii) Lấy công nghệ thông tin là khâu đột phá để thúc đẩy cải cách, cơ chế chính sách là nền tảng, tạo động lực cho sự cải cách, hiện đại hóa; (iv) Các cải cách, hiện đại hóa hoạt động KBNN phải hướng tới các thông lệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là các lĩnh vực về quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ, báo cáo tài chính nhà nước, kiểm toán nội bộ,...; (v) Cải cách, hiện đại hóa các hoạt động KBNN phải được đặt trong bối cảnh chung và phải phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và Chiến lược phát triển ngành tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045. 

KBNN phối hợp với Hiệp hội Kho bạc Quốc tế (AIST) tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề Hiện đại hóa kho bạc thông qua điện tử hóa, số hóa (tháng 3/2018). Đây là hội thảo có ý nghĩa đối với các nước trong AIST và KBNN Việt Nam trong công tác quản lý tài chính công, NSNN.

 

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Kho bạc số

Để trở thành Kho bạc số vào năm 2030 như dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030, KBNN xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức để phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức hệ thống có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị KBNN và cả hệ thống KBNN phù hợp với công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và của ngành Tài chính nói riêng; phục vụ yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030; chủ động hội nhập quốc tế và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để hình thành Kho bạc công nghệ số vào năm 2030.

Trên cơ sở đó, KBNN bổ sung, cập nhật các kiến thức mới giúp lãnh đạo và công chức các cấp trong hệ thống tăng cường khả năng hoạch định chiến lược, cơ chế, chính sách về ngành, lĩnh vực được giao quản lý; chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành có hiệu quả; tăng cường khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Đồng thời, KBNN tăng cường khả năng tham mưu, nghiên cứu, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất các giải pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn được giao; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả; tăng cường khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đối với đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương tại cơ quan KBNN.

Bên cạnh đó, đối với công chức lãnh đạo KBNN cấp tỉnh, cấp phòng và tương đương thuộc KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện, KBNN đặt ra mục tiêu đào tạo cụ thể là: tăng cường khả năng tham mưu, đề xuất với KBNN cấp trên và chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại cơ quan KBNN sẽ được đào tạo tăng cường về khả năng và kỹ năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất các giải pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn được giao cũng như khả năng làm việc độc lập, theo nhóm và làm việc trong môi trường quốc tế.

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại KBNN cấp tỉnh sẽ được tăng cường khả năng và kỹ năng triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách; khả năng tác nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao./.

Dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu xây dựng Kho bạc số, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo mô hình quản lý, quản trị hiện đại, phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững dựa trên ba trụ cột phát triển chính là: (i) Cải cách và hiện đại hóa cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ; (ii) tổ chức bộ máy theo mô hình kho bạc khu vực, hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp và (iii) toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại, có sự kết nối với các hệ thống dữ liệu quốc gia, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Nhật Tân

Tin khác





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập