image banner
Chính phủ ban hành Nghị định về Báo cáo tài chính nhà nước
Lượt xem: 632
Ngày 14/03/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2017/NĐ-CP (Nghị định số 25/2017/NĐ-CP) về báo cáo tài chính nhà nước. Chính phủ ban hành Nghị định này nhằm quy định chi tiết Điều 30 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về Báo cáo tài chính nhà nước, là cơ sở pháp lý để Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn, triển khai, thực hiện lập báo cáo tài chính nhà nước nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tài chính nhà nước toàn quốc và từng địa phương. Báo cáo tài chính nhà nước là một công cụ hữu hiệu giúp cho công tác quản lý tài chính của nhà nước ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn; đồng thời giúp cho nhân dân và các cơ quan, tổ chức có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động tài chính của nhà nước trong từng năm tài chính.

Ngày 14/03/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2017/NĐ-CP (Nghị định số 25/2017/NĐ-CP) về báo cáo tài chính nhà nước. Chính phủ ban hành Nghị định này nhằm quy định chi tiết Điều 30 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về Báo cáo tài chính nhà nước, là cơ sở pháp lý để Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn, triển khai, thực hiện lập báo cáo tài chính nhà nước nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tài chính nhà nước toàn quốc và từng địa phương. Báo cáo tài chính nhà nước là một công cụ hữu hiệu giúp cho công tác quản lý tài chính của nhà nước ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn; đồng thời giúp cho nhân dân và các cơ quan, tổ chức có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động tài chính của nhà nước trong từng năm tài chính.

Nghị định số 25/2017/NĐ-CP bao gồm 5 Chương và 20 Điều kèm theo 04 Phụ lục quy định về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước, với các nội dung chủ yếu như sau:

image

Các cơ quan đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho KBNN các cấp trong việc lập Báo cáo tài chính nhà nước (Ảnh minh họa)

Về các đơn vị có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước bao gồm: Bộ Tài chính; Kho bạc Nhà nước các cấp; cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của Nhà nước các cấp; cơ quan nhà nước, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính ngân sách nhà nước ngoài ngân sách; đơn vị sự nghiệp công lập.

Về phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước: Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên phạm vi toàn quốc (Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc) và trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh), nhằm phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc và trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Về nội dung của Báo cáo tài chính nhà nước: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Báo cáo tài chính nhà nước gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính nhà nước, Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính nhà nước. Căn cứ vào yêu cầu quản lý cùng với việc nghiên cứu, vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và kinh nghiệm của một số nước vào thực tế Việt Nam, Nghị định đã quy định nội dung cơ bản của 04 báo cáo này, đồng thời cụ thể hóa các nội dung cơ bản trên báo cáo tài chính nhà nước tại 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định.

Về quyền và trách nhiệm của các đơn vị lập báo cáo tài chính nhà nước: Nghị định đã cụ thể các quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 về trách nhiệm của đơn vị lập báo cáo tài chính nhà nước, đó là Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội; Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.

Để góp phần tăng cường tính khả thi, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính kịp thời của việc cung cấp thông tin báo cáo, Nghị định cũng quy định rõ trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho KBNN các cấp trong việc lập báo cáo tài chính nhà nước theo quy định của Nghị định, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.

C:\Users\tiepnk01\Desktop\ANH ĐANG\quy-dinh-moi-ve-che-do-bao-cao-tai-chinh-cua-to-chuc-tin-dung.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Về thời hạn lập, gửi Báo cáo tài chính nhà nước: Để phù hợp quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và đảm bảo tính khả thi, Nghị định đã quy định thời hạn lập, gửi báo cáo tài chính nhà nước phù hợp với thời hạn lập, nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện nay, đó là Báo báo cáo tài chính nhà nước tỉnh được gửi trước ngày 01 tháng 10 của năm tài chính tiếp theo; được báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh chậm nhất là 12 tháng sau khi kết thúc năm tài chính; Báo báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc được trình Chính phủ chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm tài chính; được Chính phủ báo cáo Quốc hội chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm tài chính.

Về công khai Báo cáo tài chính nhà nước: Việc công khai các thông tin trên báo cáo tài chính nhà nước là một nội dung rất quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với nhà nước. Căn cứ các quy định hiện hành, từ tình hình thực tế của Việt Nam cùng với việc tiếp thu kinh nghiệm các nước trên thế giới, Nghị định quy định về việc công khai như sau: (1) Nội dung công khai gồm: tình hình tài sản của nhà nước; nợ chính quyền địa phương, các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi tỉnh (Ủy ban nhân dân thực hiện công khai) và trên toàn quốc (Bộ Tài chính thực hiện công khai); trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia; (2) Thời hạn công khai: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kể từ ngày Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh được báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh) và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc được báo cáo trước Quốc hội (đối với Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc); (3) Hình thức công khai: Việc công khai báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: Phát hành ấn phẩm, niêm yết, đăng trên cổng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước: Để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, đảm bảo cho Kho bạc Nhà nước có đầy đủ thông tin lập báo cáo tài chính nhà nước theo yêu cầu và phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan đơn vị tại Việt Nam, Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc các đối tượng cung cấp thông tin theo từng cấp ngân sách, theo hướng quy định trách nhiệm của các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách các cấp trong việc tổng hợp thông tin tài chính của đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi KBNN đồng cấp thực hiện việc tổng hợp, lập báo cáo theo quy định. Đồng thời, các đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của Báo cáo cung cấp thông tin tài chính; thực hiện giải trình, hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước các cấp.

Về hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Báo cáo tài chính nhà nước đầu tiên sẽ được lập theo số liệu tài chính của năm 2018, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 73 Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước đã và đang tích cực, khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc triển khai, hướng dẫn cung cấp thông tin và lập báo cáo tài chính nhà nước, như : trình Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến nội dung chi tiết các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính nhà nước, các quy trình tổng hợp thông tin, lập Báo cáo tài chính nhà nước (Thông tư hướng dẫn Nghị định về Báo cáo tài chính nhà nước, Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, Thông tư hướng dẫn lập Báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị cấp trên…)…; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về tổ chức bộ máy, hệ thống công nghệ thông tin… để đảm bảo cho việc triển khai, thực hiện lập Báo cáo tài chính nhà nước theo đúng quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và Nghị định số 25/2017/NĐ-CP của Chính phủ./.


Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập