image banner
Chính sách thuế tiếp sức cho ngành công nghiệp ô tô
Lượt xem: 701
Sáng 1/9, Bộ Tài chính tổ chức họp báo giới thiệu về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính (Thông tư 65) cùng dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (Nghị định 122). Đại diện Bộ Tài chính trả lời họp báo có bà Đào Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó vụ trưởng vụ Chính sách thuế.

Sáng 1/9, Bộ Tài chính tổ chức họp báo giới thiệu về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính (Thông tư 65) cùng dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (Nghị định 122). Đại diện Bộ Tài chính trả lời họp báo có bà Đào Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó vụ trưởng vụ Chính sách thuế.

image
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính trả lời họp báo

Tại buổi họp báo, bà Đào Thu Hương nêu một số nét chính về Thông tư 65 có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/1/2018. Theo đó, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam bao gồm 21 Phần, 97 Chương, 1.039 nhóm ở cấp độ 4 số, 1.859 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 10.813 mã hàng ở cấp độ 8 số, tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục HS 2017 của Tổ chức Hải quan Thế giới và Danh mục Hài hòa thuế quan của ASEAN phiên bản 2017. Danh mục mới tăng 1255 mã hàng so với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 để chi tiết những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, đặc tính thương mại, tiêu chuẩn môi trường, đáp ứng nhu cầu quản lý và xu hướng thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập. Danh mục này được điều chỉnh, bổ sung theo định kỳ 5 năm/lần trên cơ sở yêu cầu của Tổ chức hải quan thế giới và các nước ASEAN. Danh mục chi tiết gồm mã số hàng hóa, mô tả hàng hóa ở cấp độ 8 số và đơn vị tính của từng mã hàng, được ban hành dưới dạng song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

Danh mục được xây dựng theo nguyên tắc tuân thủ cam kết quốc tế, áp dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong mô tả hàng hóa, bổ sung các trích dẫn tra cứu cuối Chương như Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam để giải thích rõ về mặt hàng, Chú giải bổ sung (SEN) giải thích mặt hàng ở cấp độ 8 số để phục vụ công tác phân loại hàng hóa.

Một nội dung đáng chú ý khác được bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó vụ trưởng vụ Chính sách thuế trao đổi là Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 122. Theo đó, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2017 gồm 10.813 dòng hàng ở cấp độ 08 chữ số tăng 1.255 dòng so với danh mục HHXNK 2012 (giữ nguyên mô tả và mã hàng của 7.810 dòng, gộp 682 dòng; tách mã, chuyển mã và bổ sung dòng hàng mới 2.321 dòng) dẫn đến sự thay đổi tương ứng về số dòng thuế nên phải thực hiện chuyển đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) quy định tại Nghị định 122. Đáng lưu ý là chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô trong vòng 5 năm từ 2018 – 2022 kèm theo một số điều kiện đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.

Theo cam kết WTO, Việt Nam thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi theo lộ trình giảm đều hằng năm từ năm 2007 đến năm 2019. Điều này cho phép các xe ô tô từ các quốc gia khác có thể tiếp cận thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. Để có thêm thời gian cho ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ô tô nội phát triển, đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế đối với linh kiện ô tô: Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 163 dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu để lắp ráp cho 2 nhóm xe về 0%. Cụ thể là giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14% - 16% xuống khoảng 7% đối với xe dưới 9 chỗ và khoảng 1% đối với xe tải dưới 5 tấn.

Một phương án nữa được Bộ Tài chính đưa ra là giảm thuế nhập khẩu MFN của 19 dòng thuế linh kiện là động cơ, hộp số, cụm truyền động, bơm cao áp để lắp ráp cho 02 nhóm xe nêu trên xuống 0% (đây là những linh kiện, phụ tùng trong giai đoạn tới Việt Nam chưa sản xuất được), đồng thời giảm thuế suất của 42 dòng thuế thuộc nhóm bộ phận và phụ kiện của xe ô tô từ các mức 15%, 20% và 25% xuống còn 10%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14% - 16% xuống 9% - 11% đối với xe dưới 9 chỗ và 7,9% đối với xe tải dưới 5 tấn.

Đi kèm với chính sách giảm thuế, trong giai đoạn 2018 – 2022, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước phải cam kết về sản lượng xe sản xuất lắp ráp, duy trì ổn định tỷ lệ tăng trưởng sản xuất, lắp ráp 16%/năm đối với xe dưới 9 chỗ và 18%/năm đối với tải dưới 5 tấn; tăng tỷ lệ nội địa hóa các linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước lên mức 40% trong năm 2022 (Theo cam kết của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), mức thuế suất các mẫu xe nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ là 0%. Để được hưởng mức thuế này, các loại ô tô lắp ráp trong khu vực phải đạt tỷ lệ nội địa hóa lên đến 40%).

Bên cạnh đó, để hạn chế việc nhập khẩu xe đã qua sử dụng, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức thuế nhập khẩu đối với xe đã qua sử dụng phù hợp với cam kết WTO đối với xe ô tô chở người dưới 16 chỗ, giữ nguyên thuế suất đối với xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở lên và xe ô tô tải./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập