image banner
Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân: “Kho bạc Nhà nước, nét son tô đậm truyền thống ngành Tài chính”
Lượt xem: 633
Ngày 3/3/2016, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đến thăm và làm việc với hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN)- trực thuộc Bộ Tài chính. Tham gia đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội có đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Ủy ban Tài chính – Ngân Sách; Ủy ban Pháp luật; Kiểm toán Nhà nước; Đại diện Ban Tổ chức TW; Ủy ban Kiểm tra TW. Đón và làm việc với đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, về phía Bộ Tài chính, có đồng chí Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và các đồng chí Thứ trưởng; Đại diện lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước, Văn phòng Bộ. Về phía KBNN có Ban lãnh đạo KBNN và hơn 100 cán bộ chủ chốt là lãnh đạo cấp Vụ thuộc KBNN, Giám đốc KBNN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 3/3/2016, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đến thăm và làm việc với hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN)- trực thuộc Bộ Tài chính. Tham gia đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội có đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Ủy ban Tài chính – Ngân Sách; Ủy ban Pháp luật; Kiểm toán Nhà nước; Đại diện Ban Tổ chức TW; Ủy ban Kiểm tra TW. Đón và làm việc với đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, về phía Bộ Tài chính, có đồng chí Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và các đồng chí Thứ trưởng; Đại diện lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước, Văn phòng Bộ. Về phía KBNN có Ban lãnh đạo KBNN và hơn 100 cán bộ chủ chốt là lãnh đạo cấp Vụ thuộc KBNN, Giám đốc KBNN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

image

Tại KBNN, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm Cục Quản lý Ngân quỹ, Trung Tâm dữ liệu, thăm quan và ghi sổ vàng truyền thống tại Phòng truyền thống KBNN. Thay mặt gần 15 nghìn cán bộ - công chức hệ thống KBNN, đồng chí Nguyễn Hồng Hà – Tổng Giám đốc KBNN đã báo cáo một số kết quả hoạt động của hệ thống KBNN giai đoạn 2010-2016 với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí trong đoàn công tác.

Trong giai đoạn 2010 – 2016, KBNN đã thực hiện tốt vai trò quản lý quỹ NSNN, tập trung nhanh nguồn thu NSNN (số thu tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt hơn 800 nghìn tỷ đồng, đến năm 2016 đạt hơn 1 triệu tỷ đồng), quản lý kiểm soát chi NSNN chặt chẽ (từ năm 2011-2016, KBNN đã thực hiện kiểm soát trên 5,5 triệu tỷ đồng, đã phát hiện khoảng trên 280 nghìn khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, số thực từ chối thanh toán là gần 930 tỷ đồng). KBNN cũng đã đảm bảo quản lý, điều hòa ngân quỹ trong phạm vi cả nước, đảm bảo thanh toán chi trả tại tất cả các đơn vị KBNN, sử dụng vốn nhàn rỗi hiệu quả để tạm ứng cho NSTW và ngân sách địa phương, đáp ứng nhu cầu chi trong khi nguồn ngân sách còn có khó khăn.

Song song với đó, KBNN cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, mức độ phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) bình quân gần 190.000 tỷ đồng/năm, đảm bảo bù đắp thâm hụt ngân sách và cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, KBNN cũng đã thực hiện các giải pháp tái cơ cấu nợ trong nước; phát hành theo lô, đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu, cơ cấu lại các khoản vay Bảo hiểm xã hội,… để kéo dài kỳ hạn vay và giảm số lượng mã giao dịch trên thị trường. Cụ thể như: -Quy mô huy động vốn năm 2016 gấp hơn 3,5 lần so với năm 2011, giai đoạn 2011-2016 tốc độ huy động vốn tăng trưởng bình quân khoảng 40%/năm; - Kỳ hạn còn lại trung bình của danh mục TPCP được nâng dần từ dưới 2 năm vào cuối năm 2011 lên đến 5,98 năm vào năm 2016. Đồng thời, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, KBNN cũng đã chủ động đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ thanh toán thông qua việc triển khai thanh toán điện tử trong nội bộ hệ thống KBNN và với các hệ thống ngân hàng. Từ đó, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cải cách quy trình, thủ tục trong thu, chi NSNN.

Với những kết quả đó, KBNN đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó, đồng thời cũng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN, tạo điều kiện tiền đề cho việc hình thành Kho bạc điện tử đến năm 2020.

image

Phát biểu tại buổi làm việc với hệ thống KBNN, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và những thành tích mà hệ thống KBNN nói riêng và toàn ngành Tài chính nói chung đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của hệ thống KBNN để có bước phát triển nhanh, bền vững và toàn diện từ việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá các mặt hoạt động, để phục vụ ngày càng có hiệu quả công tác quản lý kinh tế, tài chính và ngân sách của đất nước trong gần 27 năm xây dựng và trưởng thành.

Hệ thống KBNN, đã đóng góp công sức rất lớn cùng với toàn ngành Tài chính trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu cho NSNN hàng năm; tổ chức quản lý, kiểm soát chi tiêu của ngân sách đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững được kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý tài chính, ngân sách. Các đồng chí đã làm tốt nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển bằng việc phát hành tín phiếu, trái phiếu chính phủ, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nền kinh tế, phục vụ các mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Nhận định về tình hình sắp tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, kinh tế thế giới tuy đã qua được giai đoạn đỉnh điểm khó khăn, nhưng vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, bất ổn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nợ công còn khá cao, tiến độ xử lý nợ xấu còn chậm; xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Trong khi nhu cầu chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển và cho an sinh xã hội ngày càng gia tăng nên việc cân đối thu – chi của ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, để thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò, nhiệm vụ to lớn của hệ thống KBNN cũng như ngành Tài chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tôi mong muốn toàn hệ thống KBNN nói riêng và toàn ngành Tài chính nói chung hết sức quan tâm làm tốt một số nội dung sau:

Một là, các đồng chí tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội trong quản lý, điều hành tài chính ngân sách và chính sách tài khóa; huy động tối đa các nguồn lực tài chính để thúc đẩy phát triển đất nước. Cùng với đó đề xuất giải pháp quản lý sử dụng sao cho hiệu quả nhất các nguồn lực đó để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đưa kinh tế đất nước phát triển nhanh, ổn định, bền vững.

Hai là, ngành Tài chính nói chung và hệ thống KBNN nói riêng cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách và hiện đại hóa, tập trung đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để xây dựng và triển khai thành công các đề án cơ chế chính sách lớn, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Việc hiện đại hóa công tác quản lý và các hoạt động của ngành Tài chính, của hệ thống KBNN phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính để phục vụ các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội và nhân dân ngày càng tốt hơn.

Ba là, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho hệ thống KBNN quản lý một khối lượng rất lớn tiền và tài sản, các đồng chí phải có trách nhiệm quản lý thật tốt, an toàn và sử dụng hiệu quả nhất. Mỗi đồng tiền các đồng chí đang quản lý là sự đóng góp từ mồ hôi, công sức nhân dân. Từng đồng tiền được chi đúng, chi có hiệu quả sẽ góp phần làm cho kinh tế - xã hội thêm phát triển; quốc phòng, an ninh thêm vững chắc. Do vậy, cán bộ, công chức KBNN dù ở bất kỳ vị trí nào đều có những vai trò nhất định, đóng góp nhất định vào nhiệm vụ xây dựng một nền tài chính quốc gia phát triển ổn định, tự chủ, vững mạnh để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bốn là, từ các bài học thực tiễn cho thấy công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi nhiệm vụ, do vậy, các đồng chí phải luôn trân trọng giữ gìn và phát huy tốt truyền thống đoàn kết nội bộ mà hệ thống KBNN đã xây dựng và vun đắp trong gần 27 năm qua. Đoàn kết phải được xây dựng trên nguyên tắc tập trung - dân chủ, thường xuyên làm tốt công tác tự phê bình và phê bình, thực hiện tốt dân chủ cơ sở, công khai và minh bạch. Có đoàn kết mới thống nhất được ý chí và hành động tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành một cách tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.

Năm là, ngành Tài chính, hệ thống KBNN cần phải tiếp tục quán triệt và đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước. Phải thường xuyên phát động các phòng trào thi đua gắn với thực tiễn hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; lựa chọn và nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong toàn hệ thống nhằm khích lệ cán bộ, công chức thi đua học tập, lao động sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Cuối cùng, với sự tin tưởng sâu sắc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã mong muốn và yêu cầu, trong những năm tới hệ thống KBNN phải thực sự hiện đại. Hoạt động của KBNN phải thực sự hiểu quả an toàn; KBNN phải phát triển ổn định vững chắc; KBNN cần tiếp tục hoàn thiện về cơ chế chính sách gắn với ổn định bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; KBNN phải thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao, muốn vậy KBNN phải đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ, hoàn thành mục tiêu hình thành Kho bạc Điện tử đến năm 2020. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh: “Nếu sự tái lập hệ thống KBNN (1990) là một dấu ấn đột phá trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước thì sự trưởng thành của hệ thống KBNN trong gần 27 năm qua là nét son tô đậm thêm truyền thống tốt đẹp của ngành Tài chính nói chung và KBNN nói riêng. Truyền thống đó phải được giữ gìn, phát huy, để viết tiếp trang sử vẻ vang của ngành Tài chính nước nhà”./.

image

image

image

image

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập