image banner
Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Từng bước củng cố, đảm bảo bền vững tài khóa
Lượt xem: 663
Ngày 3/10/2017 tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo “Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Chính sách tài khóa hướng đến bền vững, hiệu quả và công bằng”.

Ngày 3/10/2017 tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo “Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Chính sách tài khóa hướng đến bền vững, hiệu quả và công bằng”.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Nội Vụ, Bộ GTVT, Bộ KHCN, Đại diện Sở, ban ngành một số địa phương và nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: WB, UNICEF, UNDP, USAID VIETNAM, IMF, JICA, SECO, UNDP, GIZ. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn và Giám đốc WB tại Việt Nam, ông Ousmane Dione chủ trì Hội nghị.

P:\NAM 2017\2. TIN BAI\1. PHONG BAO CHI\5. Mai Hang Thu\NAM 2017\Thang 10\doan chu tich 2.jpg

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn và Giám đốc WB tại Việt Nam, ông Ousmane Dione chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo, mục tiêu của việc xây dựng Báo cáo nhằm giúp Chính phủ Việt Nam có thêm căn cứ để xây dựng chính sách cũng như chương trình hành động, mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt là xử lý tốt hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện chính sách thu, chi, bội chi và quản lý nợ công của Việt Nam gắn với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015, Báo cáo đã chỉ ra xu thế thu, chi, vay nợ của NSNN trong thời gian qua, kết quả đạt được và những hạn chế, thách thức về tài khóa, từ đó đưa ra những khuyến nghị mang tính định hướng trong việc củng cố tài khóa, cải cách chính sách và quản lý tài chính công theo lộ trình trong ngắn, trung và dài hạn. Đánh giá này cung cấp thông tin cần thiết để giải đáp ba câu hỏi lớn xuyên suốt 15 chương trong báo cáo: (i) Làm thế nào để tạo dư địa tài khóa đáp ứng các nhiệm vụ chi tiêu chính đồng thời đảm bảo bền vững tài khóa? (ii) Làm thế nào để chi tiêu công ở các cấp trung ương và địa phương gắn kết tốt hơn với các ưu tiên của quốc gia? và (iii) Làm thế nào nâng cao trách nhiệm giải trình về kết quả, sao cho chi tiêu công đem lại hiệu quả lớn nhất.

Báo cáo đã đưa ra 68 khuyến nghị chính, bao gồm (a) các biện pháp chính sách có thể được cân nhắc cho một chương trình củng cố tài khóa, đảm bảo bền vững tài khóa nhưng ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, thông qua duy trì mức độ chi tiêu hợp lý cho đầu tư phát triển và đảm bảo các mục tiêu xã hội; và (b) các khuyến nghị về định hướng cơ cấu lại ngân sách ở mức độ nhất định cho phù hợp, bao gồm phân bổ ngân sách giữa trung ương và địa phương, giữa đầu tư và thường xuyên, và giữa các lĩnh vực trong cùng một ngành. Đồng thời, báo cáo cũng khuyến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo kết quả của sự phát triển tích cực của Việt Nam sẽ được phân phối công bằng và các biện pháp đảm bảo hỗ trợ thích hợp cho người nghèo và cận nghèo. “Báo cáo đánh giá này đã đưa ra được các khuyến nghị rất cụ thể về các lựa chọn chính sách để thực hiện mục tiêu này”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đánh giá.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng: “Đánh giá này được thực hiện vào thời điểm Việt Nam đang đứng trước những sự lựa chọn về chính sách tài khóa quan trọng. Chúng tôi hy vọng báo cáo sẽ cung cấp những phân tích thiết thực cho Chính phủ và Quốc hội cân nhắc các kế hoạch và chính sách phát triển, tài chính và ngân sách trung hạn trong thời gian tới”. Quá trình phối hợp đánh giá có ý nghĩa quan trọng không kém gì kết quả đánh giá. Bởi vì qua quá trình đánh giá và đối thoại liên tục giữa các bên, những nhận định và các ý tưởng mới có thể được chuyển hóa thành hành động, thành chính sách và kết quả cụ thế. Trong thời gian tới, điều quan trọng là đảm bảo là năng lực đánh giá của Chính phủ được duy trì, bao gồm thông qua quá trình phối hợp tiếp theo giữa các bên trong việc triển khai thực hiện các khuyến nghị của đánh giá này, cũng đảm bảo rằng các kết quả đánh giá được chia sẻ rộng rãi hơn, thông qua nhiều hoạt động chia sẻ khác bắt đầu từ buổi lễ công bố ngày hôm nay.”

P:\NAM 2017\2. TIN BAI\1. PHONG BAO CHI\5. Mai Hang Thu\NAM 2017\Thang 10\toan canh.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng khuyến nghị một cách tiếp cận theo lộ trình và các biện pháp tạo động lực phù hợp đối với những cải cách về thể chế quản lý tài chính công phức tạp, cũng như trong việc cải thiện khuôn khổ chính sách và pháp lý, và tăng cường năng lực quản lý. Báo cáo đã được trình và được Thủ tướng Chính phủ duyệt cho phát hành. Đồng thời, tại công văn số 8038/VPCP-KTTH ngày 02/8/2017 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo Đánh giá chi tiêu công và định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các khuyến nghị./.


Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập