image banner
Kho bạc Nhà nước cải cách hành chính, hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước
Lượt xem: 1951
Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 đang đi đến chặng cuối cùng sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, với đích đến là Kho bạc điện tử, từ nhiều năm nay KBNN luôn chú trọng đến công tác cải cách hành chính (CCHC) hiện đại hóa Công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT sâu rộng vào mọi lĩnh vực, hoạt động nghiệp vụ nâng cao hiệu quả quản lý chỉ đạo điều hành, đặc biệt là công tác quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) ngày càng hiện đại và hiệu quả thực hiện thành công nhiệm vụ giai đoạn 2017-2020 các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành kho bạc điện tử, tạo đà xây dựng Chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo mà Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho hệ thống KBNN.

Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 đang đi đến chặng cuối cùng sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, với đích đến là Kho bạc điện tử, từ nhiều năm nay KBNN luôn chú trọng đến công tác cải cách hành chính (CCHC) hiện đại hóa Công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT sâu rộng vào mọi lĩnh vực, hoạt động nghiệp vụ nâng cao hiệu quả quản lý chỉ đạo điều hành, đặc biệt là công tác quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) ngày càng hiện đại và hiệu quả thực hiện thành công nhiệm vụ giai đoạn 2017-2020 các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành kho bạc điện tử, tạo đà xây dựng Chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo mà Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho hệ thống KBNN.

Trên cơ sở bám sát chủ trương, chỉ đạo điều hành của Chính phủ là tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng hệ thống hành chính liêm chính, hành động, phục vụ; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và các chủ trương, giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm 2018 của Chính phủ, Chương trình công tác của Bộ Tài chính, lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Năm 2018, hệ thống KBNN: “Tập trung nguồn lực thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN; đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa theo định hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; thực hiện tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao”, phát huy truyền thống đoàn kết, cùng sự nỗ lực của toàn thể công chức, viên chức trong toàn hệ thống, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành liên quan, hệ thống KBNN đã hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2018.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ các đơn vị sử dụng ngân sách và người dân, thông qua các kênh phục vụ hiệu quả, đưa hoạt động nghiệp vụ, chức năng, vai trò của hệ thống KBNN tới gần với hoạt động của nhân dân trong xã hội, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và vật chất cho xã hội. Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2018 công tác CCHC và ứng dụng CNTT hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, luôn được hệ thống KBNN đặc biệt chú trọng, quan tâm, triển khai công tác CCHC trên toàn diện các nội dung, trong đó tập trung triển khai, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục quy trình, thao tác điện tử, tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị sử dụng ngân sách, một số điểm nổi bật trong năm 2018 của hệ thống KBNN được cụ thể hóa qua các hoạt động nghiệp vụ, cụ thể:

image

Giải ngân vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng

Kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau”

Trên cơ sở bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 cũng như các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, hệ thống KBNN đã tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018.

Nhằm thực hiện thống nhất việc quản lý, thanh toán  vốn  đầu  tư  từ  nguồn  NSNN  theo  quy  định  tại  Thông  tư  số  52/2018/TT-BTC  ngày  24/5/2018  của  Bộ  Tài  chính  về  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC, Thông tư số 108/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 17/8/2018, KBNN ban hành Công văn số 4025/KBNN-KSC hướng dẫn chi tiết về hồ sơ pháp lý đối với vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án, quản lý thanh toán vốn đầu tư các công trình đặc thù; hướng dẫn kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho hợp đồng thanh toán nhiều lần; hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án…

Nội dung kiểm soát theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” đã được KBNN hướng dẫn: cán bộ nghiệp vụ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thanh toán; kiểm soát đối tượng phải thực hiện cam kết chi, đối chiếu số vốn đề nghị thanh toán không vượt số dư kế hoạch vốn (trên giấy và hệ thống TABMIS) và phù hợp với giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng và theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu chỉ định thầu hoặc tự thực hiện). Đặc biệt là trình tự các bước công việc và thời gian thanh toán trước của KBNN đã giảm từ 03 ngày làm việc xuống còn chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định mà chủ đầu tư phải gửi đến KBNN (nhận trực tiếp hoặc nhận qua dịch vụ công), KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau; đối với các đề nghị thanh toán nhận sau 15 giờ thì xử lý chứng từ vào ngày hôm sau.

Về trình tự kiểm soát thanh toán, KBNN ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện theo từng bước, phân định cụ thể, rõ ràng từng công việc thực hiện và trách nhiệm giải quyết của từng chức danh khi tham gia quy trình, đặc biệt quy định cụ thể các nội dung nghiệp vụ, các bước luân chuyển chứng từ, thời gian xử lý chứng từ giữa phòng Kiểm soát chi và phòng Kế toán.

image

Giao diện Trang Dịch vụ công trực tuyến của KBNN

Dịch vụ công trực tuyến nâng cao hiệu quả công tác Kiểm soát chi (DVCTT)

Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, sau thời gian triển khai thí điểm DVCTT tại 5 KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tháng 02/2018, KBNN thực hiện triển khai diện rộng cho 63 KBNN tỉnh, thành phố. Song song với đó, KBNN cũng thực hiện nâng cấp phiên bản DVCTT, tinh giảm quy trình thao tác, đáp ứng được quy trình nghiệp vụ của phương án thống nhất đầu mối kiểm soát chi, đảm bảo rút ngắn tối đa các bước xử lý trên hệ thống dịch vụ công, trên hệ thống TABMIS và hệ thống thanh toán. Đến nay, KBNN đã cung cấp 8/12 TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 hướng tới đến hết năm 2019, 100% các TTHC thuộc lĩnh vực KBNN đều được cung cấp ở mức độ 4.

Đến nay, DVCTT mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện chuyển/gửi hồ sơ thanh toán và nhận trả kết quả kiểm soát chi NSNN thông qua Internet online nhanh chóng, chính xác. Quy trình thao tác đơn giản, được tinh giảm dần các bước, bỏ thủ tục không cần thiết, tiến tới thực hiện ngày càng nhanh, tiện lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN và cán bộ thực hiện nghiệp vụ kiểm soát chi của KBNN. DVCTT được xem như là "đòn bẩy" giúp công tác kiểm soát chi của hệ thống KBNN được an toàn, hiệu quả.

Về các bước thủ tục kiểm soát chi bắt buộc được quy định cụ thể trong quy trình thực hiện TTHC qua dịch vụ công mức độ 3,4; bỏ một số thành phần hồ sơ không cần thiết phải gửi đến KBNN; quy định cụ thể số lượng từng thành phần hồ sơ và yêu cầu về thành phần hồ sơ (bản gốc/bản chính/bản sao); bãi bỏ, sửa đổi một số chỉ tiêu trong mẫu đơn, mẫu tờ khai… Với việc triển khai dịch vụ công trực tuyến, đã giảm được đáng kể thời gian đi lại của đơn vị, chủ đầu tư, tiết kiệm được chi phí và đặc biệt hạn chế được tình trạng giả mạo chữ ký, gây thất thoát tiền vốn của NSNN.

image

Đa dạng hóa phương thức thu nộp NSNN

Đa dạng hóa phương thức thu nộp Ngân sách Nhà nước

Trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2018, hệ thống KBNN đẩy mạnh công tác cải cách TTHC về quy trình, thủ tục, cơ chế thu và hoàn trả các khoản thu NSNN thông qua triển khai đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện cơ chế chính sách, áp dụng CNTT vào quy trình, thủ tục thu nộp NSNN thông qua việc xây dựng và triển khai Dự án “Hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan - Tài chính”; dự án tổ chức phối hợp thu NSNN giữa KBNN với các cơ quan thu và NHTM; triển khai thanh toán điện tử tập trung với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM. Trên cơ sở đó, mở rộng tài khoản chuyên thu tại tất cả NHTM tại những địa bàn quận, thành phố, thị xã, nơi có số lượng người nộp thuế đông; kết nối, trao đổi dữ liệu thu NSNN điện tử giữa các cơ quan KBNN – NHTM – cơ quan thu; áp dụng các hình thức thu nộp NSNN văn minh, hiện đại như: Tổ chức thu/nộp NSNN qua Internet, thu qua thẻ ATM, thu qua thiết bị máy chấp nhận thẻ (POS) lắp đặt tại trụ sở KBNN,… Đồng thời, KBNN cũng phối hợp với cơ quan công an, bưu điện để tổ chức thu phạt vi phạm hành chính qua hệ thống bưu điện nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế.

Thông qua các hình thức phối hợp thu, ủy nhiệm thu NSNN tạo thuận lợi tối đa về thời gian đi lại, chi phí cho người nộp thuế, đồng thời tập trung nhanh được nguồn thu cho NSNN. Cùng với đó KBNN cũng đẩy mạnh việc tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt (như phối hợp với các NHTM tổ chức triển khai các hình thức thu NSNN không dùng tiền mặt; thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN theo đúng chế độ quy định; thực hiện việc chi tiền mặt qua hệ thống NHTM đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn; chi tiêu NSNN qua thẻ tín dụng; thanh toán chi trả cá nhân qua tài khoản,…). Từ đó, góp phần giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN và hướng tới xây dựng kho bạc không giao dịch bằng tiền mặt (theo số liệu thống kê đầu năm 2018, tỷ trọng chi bằng tiền mặt so với tổng chi qua KBNN chỉ còn 7.5%, thu bằng tiền mặt qua KBNN chỉ còn 1,94% so với tổng thu qua KBNN).

image

Công tác điều hành ngân quỹ nhà nước và huy động vốn

Năm 2018, KBNN đã chủ động bám sát diễn biến của thị trường áp dụng có hiệu quả trong việc triển khai công tác quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước (NQNN) và huy động vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi của NSNN và các đơn vị giao dịch. KBNN kịp thời tham mưu với Bộ Tài chính chủ động điều chỉnh giảm nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) và sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để vừa đảm bảo mục tiêu cân đối ngân sách vừa duy trì mục tiêu phát triển thị trường, ổn định mặt bằng lãi suất chung, tiết kiệm chi phí vay nợ cho NSNN.

Qua đó, KBNN gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ, hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Với việc sử dụng NQNN cho NSTW vay trong năm 2018 thay cho phát hành TPCP ra thị trường giúp tiết kiệm gần 1.660 tỷ đồng chi phí trả lãi năm 2019 của NSNN, đóng góp phần tích cực trong việc tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững như chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đề ra. Các chỉ tiêu cơ bản về huy động vốn năm 2018, cụ thể: Kỳ hạn phát hành bình quân 12,75 năm (tương đương năm 2017); lãi suất phát hành bình quân giảm mạnh còn 4,73%/năm (giảm 125 điểm so với năm 2017); kỳ hạn còn lại của danh mục TPCP cuối năm đạt 6,87 năm (tăng 0,16 năm so với năm 2017), góp phần tích cực trong việc tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững như chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đề ra./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập