image banner
Kho bạc Nhà nước tổ chức đào tạo trực tuyến thống nhất đầu mối kiểm soát chi Ngân sách nhà nước
Lượt xem: 743
Triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hệ thống KBNN năm 2017, trong hai ngày 16,17/9/2017, KBNN đã tổ chức đào tạo trực tuyến thống nhất đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nước(NSNN).

Triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hệ thống KBNN năm 2017, trong hai ngày 16,17/9/2017, KBNN đã tổ chức đào tạo trực tuyến thống nhất đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nước(NSNN).

Tham dự chương trình đào tạo, tại điểm cầu trung tâm (Hà Nội). Về phía KBNN có ông Vũ Đức Hiệp Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, Lãnh đạo Trường Nghiệp vụ Kho bạc và chuyên viên một số đơn vị thuộc KBNN. Về phía KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 57 điểm cầu trực tuyến có Lãnh đạo, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi và nhiệm vụ kế toán tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện; Lãnh đạo đơn vị KBNN phụ trách công tác kiểm soát chi và phụ trách công tác kế toán tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện; Lãnh đạo, công chức quản trị ứng dụng thuộc Phòng tin học.

C:\Users\trungpq\Desktop\16.9.2017\IMG_1881.JPG

Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy - Phó Giám đốc trường Nghiệp vụ Kho bạc phát biểu khai mạc

C:\Users\trungpq\Desktop\16.9.2017\IMG_1890.JPG

Ông Vũ Đức Hiệp – Vụ trưởng Vụ KSC phát biểu tại lớp đào đạo

Được sự ủy quyền của Lãnh đạo KBNN, phát biểu tại lễ khai mạc khóa đào tạo, ông Vũ Đức Hiệp – Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi KBNN nhấn mạnh: Việc nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua hệ thống KBNN” là rất cần thiết và nhằm đến mục tiêu đảm bảo thực hiện hiệu quả trong công tác kiểm soát các khoản chi thông qua hệ thống KBNN và các nhiệm vụ mới được giao; để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá hoạt động KBNN theo định hướng, lộ trình đã xác định trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Trong quá trình triển khai đề án, các đơn vị liên quan cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN trong toàn hệ thống và đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ mới được giao (tổng hợp, lập quyết toán NSNN hàng năm và tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nước).

Thứ hai, tách bạch giữa nghiệp vụ kiểm soát chi và nghiệp vụ kế toán, đảm bảo nguyên tắc mỗi phòng, bộ phận tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đúng chức năng của mình.

Thứ ba, thông qua việc tổ chức lại công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống để khắc phục các tồn tại, hạn chế của mô hình tổ chức công tác kiểm soát chi NSNN hiện nay và tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó có việc mở tài khoản, giao nhận hồ sơ, thanh toán qua mạng), tiến tới rút ngắn thời gian kiểm soát chi NSNN khi triển khai xong dịch vụ công trực tuyến và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình, chương trình phần mềm kiểm soát chi NSNN và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khi thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN.

Theo chương trình đào tạo, các học viên sẽ được đào tạo, hướng dẫn một số nội dung: Quy trình kiểm soát chi theo đề án; Sử dụng Mục lục ngân sách; hệ thống tài khoản kế toán; sử dụng chương trình Kế toán An ninh quốc phòng; khai thác sử dụng một số phân hệ của TABMIS liên quan đến thực hiện đề án và chương trình THBC- ĐTKB-LAN.

Một số hình ảnh tại điểm cầu trung tâm:

C:\Users\trungpq\Desktop\16.9.2017\IMG_1940.JPG

C:\Users\trungpq\Desktop\16.9.2017\IMG_1871.JPG

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập