image banner
Một số nội dung về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Lượt xem: 902
Trong thời gian qua, công tác quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, những quy định tại Thông tư số 164/2011/TT-BTC đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN theo hướng: giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản từ KBNN cho người cung ứng hàng hóa, dịch vụ; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào lĩnh vực thanh toán; phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) không dùng tiền mặt tại KBNN...

Trong thời gian qua, công tác quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, những quy định tại Thông tư số 164/2011/TT-BTC đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN theo hướng: giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản từ KBNN cho người cung ứng hàng hóa, dịch vụ; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào lĩnh vực thanh toán; phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) không dùng tiền mặt tại KBNN...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 164/2011/TT-BTC trong điều kiện thực tế hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc, một số nội dung mới cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 15/02/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2017/TT-BTC Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, thay thế Thông tư số 164/2011/TT-BTC.

Về cơ bản, Thông tư số 13/2017/TT-BTC tiếp tục kế thừa những nội dung vẫn còn phù hợp tại Thông tư số 164/2011/TT-BTC; đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

Về định mức tồn quỹ tiền mặt: Thông tư bổ sung quy định định kỳ hàng quý (trước ngày 25 tháng cuối quý), KBNN cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và thông báo cho các KBNN cấp huyện trực thuộc định mức tồn quỹ tiền mặt quý sau. Trường hợp KBNN cấp tỉnh chưa thông báo định mức tồn quỹ tiền mặt quý, thì các đơn vị thực hiện theo định mức tồn quỹ tiền mặt đã được thông báo trước đó; đồng thời, đưa ra công thức xác định định mức tồn quỹ tiền mặt quý.

image

Về tổ chức thu tiền mặt: nhằm cải cách thủ tục hành chính và tránh việc các đơn vị có nguồn thu lớn duy trì số dư trên tài khoản chuyên thu quá lớn trong thời gian chưa làm thủ tục chuyển tiền về KBNN, Thông tư bổ sung quy định: định kỳ tối đa không quá 5 ngày làm việc hoặc số dư tài khoản chuyên thu vượt quá 1 tỷ đồng, đơn vị phải làm thủ tục chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản chuyên thu tại ngân hàng thương mại (NHTM) về tài khoản của đơn vị tại KBNN (Thông tư số 164/2011/TT-BTC chỉ quy định định kỳ tối đa không quá 5 ngày làm việc).

Về nội dung chi tiền mặt: Thông tư quy định cụ thể các nội dung chi, mức giá trị của một khoản chi và trường hợp được phép chi bằng tiền mặt. Trong đó, có bổ sung một số nội dung chi bằng tiền mặt so với Thông tư số 164/2011/TT-BTC và nâng mức giá trị được phép chi bằng tiền mặt từ 5 triệu đồng trên một khoản chi lên 10 triệu đồng trên một khoản chi cho phù hợp với thực tế thanh toán hiện nay.

Về đăng ký rút tiền mặt và thực hiện rút tiền mặt tại NHTM: Thông tư quy định các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày vượt mức quy định tại Thông tư (từ 200 triều đồng trở lên đối với đơn vị thực hiện giao dịch với KBNN cấp tỉnh; từ 100 triệu đồng trở lên đối với đơn vị thực hiện giao dịch với KBNN cấp huyện) phải đăng ký với KBNN nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để KBNN có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị.

So với Thông tư số 164/2011/TT-BTC, Thông tư bổ sung quy định việc cán bộ nhận đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị KBNN, tổng hợp, báo cáo Giám đốc KBNN hoặc người được ủy quyền phê duyệt; đồng thời, thông báo số lượng và thời gian dự kiến rút tiền mặt tại ngân hàng cho NHTM nơi KBNN mở tài khoản để ngân hàng chủ động cung cấp tiền mặt cho KBNN; bổ sung hình thức đăng ký qua dịch vụ công trên Cổng thông tin KBNN; quy định trường hợp đơn vị sử dụng NSNN đăng ký rút tiền mặt qua điện thoại, thì phải gửi bổ sung văn bản đăng ký rút tiền mặt khi đến KBNN làm thủ tục thanh toán; đồng thời, bổ sung mẫu văn bản đăng ký rút tiền mặt; KBNN phải mở sổ theo dõi việc đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư.

Về thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản: Thông tư quy định đối tượng áp dụng và các nội dung thực hiện chi trả qua tài khoản. Trong đó, quy định cụ thể quy trình các bước thực hiện thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản; bổ sung thêm quy định về thanh toán cá nhân qua tài khoản đối với các đơn vị khối an ninh, quốc phòng.

image

Về thanh toán bằng hình thức thẻ tín dụng: Thông tư quy định phạm vi thực hiện và quy trình thực hiện thanh toán bằng hình thức thẻ tín dụng. Trong đó, so với Thông tư 164/2011/TT-BTC thì Thông tư không quy định về số lượng thẻ tín dụng, giao thủ trưởng đơn vị giao dịch phối hợp với NHTM nơi mở tài khoản quyết định và tự chịu trách nhiệm cho phù hợp với thực tế nhu cầu chi tiêu của đơn vị. Bên cạnh đó, Thông tư quy định cụ thể hơn thời gian thanh toán thẻ tín dụng và việc chấp nhận hoặc từ chối thanh toán của KBNN.

Về các khoản phí: Thông tư quy định các khoản phí và đối tượng trả phí. Theo đó, các đơn vị giao dịch không phải trả phí liên quan đến các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt để thực hiện thu, chi NSNN tại KBNN; nộp hoặc rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại KBNN; các khoản phí liên quan đến sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng thì đơn vị giao dịch thực hiện chi trả theo thỏa thuận với ngân hàng; các khoản phí mở tài khoản thanh toán của cá nhân tại ngân hàng, phí chuyển tiền vào từng tài khoản của cá nhân, các loại phí phát hành, phí thường niên của thẻ tín dụng là một khoản chi của NSNN; các khoản chi phí phát sinh do lỗi của đơn vị giao dịch trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng do đơn vị tự xác định nguồn chi trả theo nguyên tắc không lấy tiền có nguồn gốc từ NSNN để chi trả.

Thông tư số 13/2017-TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2017 sẽ giúp tăng cường quản lý, kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt trong nội bộ hệ thống KBNN để giảm bớt khối lượng thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN; đồng thời, tạo thuận lợi cho KBNN và các đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu và yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hoạt động KBNN theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập