image banner
Nâng cao chất lượng quản lý đảm bảo an toàn kho quỹ
Lượt xem: 1621
Trải qua hơn 28 năm xây dựng và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng hoàn thiện cả về chức năng nhiệm vụ và các quy trình nghiệp vụ trong đó có công tác quản lý kho quỹ. Với việc đảm bảo an toàn tiền, giấy tờ có giá, tài sản quý trong kho và trên đường vận chuyển; thực hiện thu, chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, kịp thời; kiểm tra thường xuyên, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định trong công tác quản lý, hoạt động kho quỹ đã khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ NSNN của KBNN.

Trải qua hơn 28 năm xây dựng và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng hoàn thiện cả về chức năng nhiệm vụ và các quy trình nghiệp vụ trong đó có công tác quản lý kho quỹ. Với việc đảm bảo an toàn tiền, giấy tờ có giá, tài sản quý trong kho và trên đường vận chuyển; thực hiện thu, chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, kịp thời; kiểm tra thường xuyên, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định trong công tác quản lý, hoạt động kho quỹ đã khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ NSNN của KBNN.

Đứng trước yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 cần phải nâng cao chất lượng quản lý kho quỹ nhằm đảm bảo an toàn kho quỹ trong hệ thống KBNN trong giai đoạn hiện nay.

image

Giao dịch tại KBNN Bắc Giang (Ảnh TL)

Thực trạng công tác quản lý kho quỹ và an toàn kho quỹ trong hệ thống KBNN.

Những kết quả đạt được:

Ngay từ những năm đầu thành lập hệ thống KBNN, hoạt động thu, chi ngân sách bằng tiền mặt hết sức khó khăn, vì tiền mặt trong nền kinh tế luôn trong trạng thái khan hiếm. Toàn hệ thống KBNN phải áp dụng đồng bộ các giải pháp; một mặt vừa phải mở rộng các điểm thu cố định và lưu động, mặt khác phải thực hiện việc điều chuyển tiền mặt giữa các đơn vị KBNN với khối lượng lớn. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, số thu NSNN qua KBNN chiếm trung bình khoảng 25% số thu NSNN của cả nước, số chi NSNN qua KBNN chiếm trung bình khoảng 34% số chi NSNN của cả nước và đáp ứng 55% nhu cầu chi bằng tiền mặt của NSNN.

Hiện đại hóa thu NSNN tác động, ảnh hưởng lớn đến thu - chi ngân sách trực tiếp bằng tiền mặt, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến con người làm công tác quản lý kho quỹ trong hệ thống KBNN. Từ năm 2011 đến 2017, trong khi quy mô thu, chi ngân sách liên tục tăng thì lượng tiền và tỷ trọng thu trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN giảm dần. Năm 2011 là 97.600 tỷ đồng (100%), năm 2013 là 84.115 tỷ đồng (86,2%) và 2014 là 86.985 tỷ đồng (89,1%), 2015 là 85.433 tỷ đồng (85,63%), 2017 là 42,567 tỷ đồng (43,6%). Số tiền các KBNN nhận qua hệ thống các ngân hàng thương mại vì thế tăng liên tục giai đoạn từ 2011-2014 và giảm liên tục từ giai đoạn 2017 đến nay, cụ thể: Năm 2011 là 176.450 tỷ đồng (100%), năm 2013 là 222.747 tỷ đồng (tăng 26.4%) và năm 2014 là 227.486 tỷ đồng (tăng 28.2% và năm 2015 là 211.992 tỷ đồng (tăng 20,14%), năm 2017 là 87.017 tỷ đồng (giảm 49,3%).

Lực lượng công chức làm công tác kho quỹ được KBNN các cấp bố trí, sắp xếp phù hợp theo hướng giảm dần. Đội ngũ này năm 2011 là gần 2.000 người (xấp xỉ 14% cơ cấu các loại công chức), hết năm 2017 còn lại 1.064 người (xấp xỉ 7 % cơ cấu các loại công chức) giảm 46,8 % so với năm 2011. Công chức làm nhiệm vụ kho quỹ (gọi tắt là công chức Kho quỹ) bình quân ở huyện là 1người/đơn vị, ở tỉnh là 2-4 người/ đơn vị.

Từ khi các KBNN uỷ nhiệm thu cho các ngân hàng thì tổng số thu tiền mặt trực tiếp vào KBNN đã giảm đi. Nhưng số thu tiền mặt vẫn đáp ứng khoảng 35% tổng số chi NSNN bằng tiền mặt. Việc giảm đáng kể lượng thu, cùng với việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, hạn chế chi bằng tiền mặt góp phần làm giảm khối lượng công việc mà công chức kho quỹ đảm nhiệm.

image

Khách hàng thực hiện giao dịch tại Điểm ủy nhiệm thu NSNN của KBNN Cà Mau (Ảnh TL)

Một số khó khăn trong công tác quản lý kho quỹ:

Tại KBNN cấp huyện: Trước đây, khi còn Tổ Kho quỹ, biên chế Tổ Kho quỹ từ 2 công chức trở lên nên có kiểm ngân thu, chi riêng do vậy có sự kiểm soát lẫn nhau và kiểm soát giữa kế toán với kho quỹ, mặt khác việc thu, chi tiền mặt nhanh chóng, kịp thời hơn (một người đi nhận tiền ở ngân hàng, người còn lại vẫn thu tiền mặt với khách hàng được bình thường), đặc biệt khi một người nghỉ có người thay thế kịp thời. Thực tế hiện nay tại KBNN cấp huyện thực hiện chế độ chuyên viên, không còn các tổ nghiệp vụ; biên chế từ 10 đến 12 công chức, đa số chỉ có một công chức làm nhiệm vụ kho quỹ do vậy nảy sinh một số khó khăn:

Một công chức Kho quỹ phải đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ kho quỹ; vừa thu, vừa chi và làm các công việc khác liên quan đến kho quỹ, nhất là khi có những món thu, chi lớn hoặc những lúc cần giao dịch với ngân hàng (lĩnh tiền, nộp tiền) sẽ tạo áp lực không nhỏ cho công chức Kho quỹ. Khi công chức Kho quỹ nghỉ chế độ (phép, ốm) thì phải bố trí công chức kế toán thay thế. Việc thay thế hiện nay gặp nhiều khó khăn vì công chức kế toán không chuyên sâu về nghiệp vụ Kho quỹ (kiểm đếm, phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông). Trường hợp công chức Kho quỹ nghỉ chế độ chưa có ngay biên chế công chức Kho quỹ bổ sung phải bố trí công chức thay thế, họ vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, vừa kiêm nhiệm vụ kho quỹ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Tại KBNN cấp tỉnh: Khi xóa bỏ phòng Giao dịch (43 KBNN tỉnh) chuyển các nhiệm vụ vào phòng Kế toán Nhà nước và phòng Kiểm soát chi, thì lượng tiền mặt trong giao dịch tại phòng kế toán Nhà nước tăng lên do phải lấy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước nhiều hơn (trước đây khách hàng có thể lĩnh tiền mặt trực tiếp tại Ngân hàng thương mại nơi phòng giao dịch mở tài khoản tiền gửi), đồng nghĩa với việc công chức Kho quỹ phải kiểm đếm khối lượng tiền nhiều hơn trong khi biên chế không đổi.

Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn kho quỹ trong hệ thống KBNN

Image result for pos qua kbnn

Thu NSNN không dùng tiền mặt qua máy chấp nhận thẻ (POS)/ (Ảnh TL)

Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đứng trước yêu cầu đổi mới đòi hỏi mỗi công chức Kho bạc cấp huyện phải nâng cao trình độ nghiệp vụ theo hướng một cán bộ có thể làm được nhiều việc như công chức làm công tác kho quỹ làm công việc kế toán và ngược lại công chức kế toán làm được công việc kho quỹ. Muốn vậy ngoài việc từng công chức phải chủ động không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn thì Lãnh đạo đơn vị phải thực sự quan tâm, từng bước tạo điều kiện cho công chức được học tập, đào tạo, bồi dưỡng.

Hàng năm, Lãnh đạo KBNN tỉnh tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kho quỹ, nghiệp vụ kế toán cho công chức làm công tác kho quỹ và công chức làm công tác kế toán. Đồng thời chủ động bố trí công việc xen kẽ để công chức có thể thành thạo được hai nghiệp vụ kế toán và kho quỹ.

Hai là, Thủ trưởng các đơn vị KBNN thường xuyên chỉ đạo, tổ chức việc tự kiểm tra, kiểm tra đột xuất công tác kho quỹ tại đơn vị mình nhằm uốn nắn, xử lý kịp thời khi xảy ra sai sót, góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản Nhà nước giao cho Kho bạc quản lý.

Ba là, tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho các KBNN tỉnh mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng thương mại để hạn chế việc nhận tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước giảm tải việc kiểm đếm tiền mặt đối với công chức kho quỹ.

KBNN các cấp phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn lắp đặt các máy POS tại KBNN để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân đến thu tiền mặt vào NSNN, chi NSNN bằng hình thức quẹt thẻ.

Đề nghị các đơn vị thuộc lực lượng Vũ trang (Công an và Quân đội), chi lương qua thẻ ATM và giao dịch tiền mặt theo quy định của Nhà nước trừ một số trường hợp đặc biệt.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập