image banner
MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2019/NĐ-CP.
Lượt xem: 567
Ngày 11/7/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

Ngày 11/7/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

Nghị định bao gồm 5 chương, 67 điều quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. 

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Hình thức xử phạt quy định tại nghị định này bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm của tổ chức, cá nhân.

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của tổ chức.

Nghị định quy định mức phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính, sau đây là quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước:

1. Hành vi vi phạm quy định về khoản chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi cho những nội dung, công việc không có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi vượt dự toán hoặc kế hoạch vốn năm được cấp có thẩm quyền giao hoặc vượt dự toán các khoản chi phí được phê duyệt (đối với các công việc không thông qua hợp đồng); Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi sai so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (chi sai nguồn dự toán; chi sai mục đích, đối tượng, nội dung so với dự toán được giao); chi sai nguồn vốn đầu tư, chi sai danh mục dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc chưa thực hiện; Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán; Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán vượt giá trị hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.

2. Hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai so với hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp).

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Lập hồ sơ, chứng từ gửi KBNN để chi các khoản chi không đúng tiêu chuẩn về chức danh, đối tượng sử dụng;

b) Lập hồ sơ, chứng từ gửi KBNN để chi các khoản chi vượt định mức chi về số lượng, giá trị; Lập hồ sơ, chứng từ gửi KBNN để chi các khoản chi sai chế độ (chi không đảm bảo điều kiện, nguyên tắc của chế độ chi).

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ gửi KBNN sai so với các nội dung trên hồ sơ, hóa đơn, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp (loại trừ các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng).

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng.

4. Hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ đề nghị Kho bạc Nhà nước chuyển tiền thanh toán không đúng tên hoặc số hiệu tài khoản đơn vị thụ hưởng đã được ghi trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán chi ngân sách nhà nước không phù hợp với các điều khoản thanh toán đã được quy định trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, bao gồm một trong các hành vi: Sai về giá trị hợp đồng; Sai về thời hạn thanh toán; Sai về phương thức thanh toán; Sai về tỷ lệ thanh toán (bao gồm cả thanh toán tạm ứng); Sai về điều khoản thanh toán khác quy định trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng.

5. Hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Không gửi cam kết chi ngân sách nhà nước đến Kho bạc Nhà nước đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi theo quy định; Gửi đề nghị cam kết chi ngân sách nhà nước đến Kho bạc Nhà nước chậm quá thời hạn quy định đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi theo quy định; Gửi đề nghị cam kết chi vượt kế hoạch vốn đầu tư năm, số dư dự toán năm còn được phép sử dụng hoặc vượt quá giá trị của hợp đồng còn được phép cam kết chi.

6. Hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Làm thủ tục thanh toán tạm ứng sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đến KBNN theo quy định; Không làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên, có hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ theo chế độ quy định trong lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng; Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt đến 80% giá trị hợp đồng; Không làm hoặc làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với khoản chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau thời hạn theo quy định phải thanh toán vốn tạm ứng.

7. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN

 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.

8. Hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo gửi KBNN để làm thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2019. (Kèm theo Nghị định số 63/2019/NĐ-CP).

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập