image banner
Kho bạc Nhà nước triển khai các chương trình, đề án và gắn liền với công tác cải cách thủ tục hành chính
Lượt xem: 675
Trong những năm qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ cũng như các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện chế độ chính sách, triển khai đồng bộ có hiệu quả nhiều giải pháp trong toàn hệ thống hướng đến xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định vững chắc và hình thành Kho bạc Nhà nước điện tử.

Trong những năm qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ cũng như các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện chế độ chính sách, triển khai đồng bộ có hiệu quả nhiều giải pháp trong toàn hệ thống hướng đến xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định vững chắc và hình thành Kho bạc Nhà nước điện tử.

image

Khách hàng giao dịch tại Kho bạc Nhà nước

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức hệ thống KBNN, trong những năm qua công tác hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ gắn với cải cách hành chính của KBNN đã đạt được những kết quả quan trọng, bám sát mục tiêu định hướng nội dung của Chiến lược phát triển KBNN đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo tiền đề và nền tảng để tiếp tục hiện đại hoá các nghiệp vụ gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Để hiện thực hóa mục tiêu hình thành Kho bạc điện tử vào năm 2020, hệ thống KBNN đã và đang triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả nhiều giải pháp, cải cách mạnh mẽ về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ trong nội bộ hệ thống, đặc biệt là các quy trình thủ tục về thu, chi NSNN theo hướng công khai, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, thủ tục cho các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, doanh nghiệp và người dân trong quá trình giao dịch thu, chi NSNN với hệ thống KBNN, mặt khác, hệ thống KBNN sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ việc đưa ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động nghiệp vụ. Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới hệ thống KBNN sẽ tập trung triển khai một số nội dung sau:

Một là, ứng dụng có hiệu quả CNTT vào quy trình quản lý thu NSNN theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho người nộp NSNN. Cụ thể, đẩy mạnh việc nộp thuế thông qua các hình thức thanh toán điện tử do hệ thống NHTM cung cấp như: Nộp thuế qua Internet, qua ATM, qua POS lắp đặt tại trụ sở KBNN…; nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan; tăng cường ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt qua hệ thống NHTM; thực hiện thu nộp NSNN qua hệ thống bưu điện… Từ đó, giảm thiểu việc thu nộp thủ công bằng chứng từ giấy tại các đơn vị KBNN.

Hai là, nghiên cứu ứng dụng CNTT vào quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi từ đơn vị dự toán, chủ đầu tư đến KBNN, chuyển từ việc luân chuyển thủ công hồ sơ, chứng từ giấy sang luân chuyển dưới dạng dữ liệu điện tử theo hướng: (i) Luân chuyển hồ sơ, chứng từ qua mạng điện tử từ các đơn vị giao dịch đến KBNN thông qua Cổng thông tin điện tử KBNN, gắn với việc sử dụng chữ ký số theo quy định tại Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21/11/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; (ii) đối với các đơn vị chưa thực hiện luân chuyển chứng từ qua mạng điện tử, tiếp tục thực hiện luân chuyển hồ sơ, chứng từ giấy, song trên chứng từ có gắn mã vạch được in từ các chương trình kế toán của đơn vị để vừa giúp thủ trưởng đơn vị kiểm soát chặt chẽ các chứng từ trong quá trình luân chuyển chứng từ từ đơn vị đến KBNN (thông tin trên hồ sơ, chứng từ không bị làm sai lệch sau khi thủ trưởng đơn vị đã kiểm soát), vừa giúp KBNN giảm thiểu thời gian, công sức trong việc nhập liệu thủ công chứng từ (KBNN sử dụng các thiết bị đọc mã vạch để tải các thông tin trên chứng từ của đơn vị vào các chương trình ứng dụng tại KBNN); đồng thời, tránh rủi ro cho công chức KBNN trong việc kiểm soát chữ ký của thủ trưởng các đơn vị dự toán, chủ đầu tư (do mã vạch trên chứng từ có nội dung khẳng định chứng từ đó đã được thủ trưởng đơn vị kiểm soát).

Ba là, đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động quản trị nội bộ hệ thống theo hướng tập trung hóa, tạo cơ sở để thực hiện các hoạt động quản lý, điều hành trực tuyến, đảm bảo các thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi… trong nội bộ hệ thống được đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm các chi phí (cả nhân lực và tài chính) cho KBNN.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các quy trình nghiệp vụ về thu, chi NSNN theo hướng giảm thiểu hồ sơ, chứng từ trong quá trình các đơn vị, cá nhân giao dịch với KBNN, cụ thể:

Cải cách cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với việc phát huy vị trí, vai trò của hệ thống thanh tra chuyên ngành KBNN đối với các đơn vị dự toán, chủ đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp. Từ đó, vừa tạo thuận lợi cho các đơn vị, giải ngân nhanh vốn đầu tư, vừa hỗ trợ, tạo thuận lợi cho việc triển khai các hình thức giao dịch điện tử với KBNN.

Nghiên cứu xây dựng và triển khai mô hình kiểm soát chi theo rủi ro gắn với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý sử dụng NSNN; cụ thể, thực hiện phân loại nội dung các khoản chi để từ đó đơn giản hóa việc kiểm soát, thanh toán (ví dụ, đối với một số khoản chi ít có rủi ro như chi điện, nước… thì KBNN có thể thực hiện thanh toán thẳng cho nhà cung cấp trên cơ sở dự toán của đơn vị, hóa đơn do nhà cung cấp gửi tới và thỏa thuận các bên giữa KBNN với đơn vị và nhà cung cấp); thực hiện đánh giá phân loại đơn vị sử dụng NSNN (qua quá trình kiểm soát chi và thanh tra chuyên ngành KBNN), xác định ngưỡng chi và nội dung chi để đơn giản hóa thủ tục kiểm soát chi NSNN đối với một số đơn vị và theo một số nội dung chi nhất định… Song song với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách về kiểm soát chi NSNN qua KBNN để đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác kiểm soát chi NSNN. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế “ưu đãi” theo nhiều hình thức để thúc đẩy, khuyến khích các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, người nộp thuế triển khai các hình thức giao dịch điện tử với KBNN.

image

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống KBNN như: thực hiện ủy nhiệm thu bằng tiền mặt qua NHTM; phối hợp thu NSNN bằng tiền mặt qua hệ thống bưu điện; kiểm soát chặt các nội dung chi bằng tiền mặt theo chế độ quy định; thực hiện chi bằng tiền mặt qua NHTM đối với các khoản chi có giá trị lớn (trước mắt, là các khoản chi bằng tiền mặt có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên; về lâu dài, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi cơ chế để điều chỉnh giảm dần mức giá trị, tiến tới cơ bản các đơn vị KBNN không thực hiện chi tiền mặt vào năm 2020, trừ một số khoản chi mang tính nhỏ lẻ). Ngoài ra, hoàn thành việc triển khai mở rộng thanh toán điện từ liên ngân hàng với NHNN, hình thành hệ thống tài khoản thanh toán tập trung của KBNN; từ đó, vừa góp phần thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn các khoản thu, chi của NSNN, vừa giúp tập trung ngân quỹ nhà nước về trung ương, tạo thuận lợi cho việc cải cách công tác quản lý nhà nước.

Trên cơ sở định hướng và kế hoạch triển khai, công tác hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ gắn liền với cải cách hành chính của KBNN đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần điện tử hóa các giao dịch trong nội bộ hệ thống KBNN cũng như giữa KBNN với các đơn vị bên ngoài hệ thống, tạo tiền đề và nền tảng để tiếp tục hiện đại hoá các nghiệp vụ gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 “hình thành Kho bạc điện tử”./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập