image banner
Một số điểm mới quy định về biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính liên quan đến Kho bạc Nhà nước
Lượt xem: 735
Nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho việc xây dựng và thi hành các nghị định xử phạt VPHC (VPHC) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được đồng bộ, minh bạch, hiệu quả và phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động, ngày 18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC (Nghị định 97).

Nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho việc xây dựng và thi hành các nghị định xử phạt VPHC (VPHC) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được đồng bộ, minh bạch, hiệu quả và phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động, ngày 18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC (Nghị định 97).

Theo đó, Nghị định 97 có một số nội dung đáng chú ý liên quan tới công tác xử phạt VPHC của Kho bạc Nhà nước (KBNN) được quy định như sau:

vo-ly-khi-no-thue-bi-phat-nang-cham-hoan-thue-thi-vo-tu

Khách hàng giao dịch tại KBNN

Đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức

Nghị định 97 đã bổ sung, quy định về các tiêu chí xác định đối tượng VPHC là tổ chức. Theo đó, tổ chức bị xử phạt VPHC khi có đủ các điều kiện: (i) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; (ii) Hành vi VPHC do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC. Trong lĩnh vực KBNN, đối tượng VPHC là tổ chức, nên điểm quy định mới này của Nghị định 97 đã làm rõ tiêu chí xác định đối tượng vi phạm, tạo điều kiện để công chức KBNN có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với tổ chức vi phạm.

Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành

Nghị định 97 bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành vào Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Theo đó, trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi VPHC thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Trường hợp quyết định xử phạt VPHC bị khiếu nại thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt VPHC giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.

Trong lĩnh vực KBNN, việc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt được quy định chi tiết tại Khoản 2, Điều 11 Thông tư 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ. Theo đó, chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản và gửi toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan, công chức thanh tra chuyên ngành báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt (Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Tổng Giám đốc KBNN).

Giao quyền cho cấp phó

Nghị định 97 quy định rõ việc giao quyền cho cấp phó. Theo đó, quyết định giao quyền phải được đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên. Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt VPHC của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền. Ngoài ra, Nghị định 97 cũng bổ sung các trường hợp chấm dứt việc giao quyền.

Đối với vấn đề giao quyền xử phạt VPHC, KBNN đã ban hành Công văn số 2924/KBNN-THPC ngày 11/11/2014 hướng dẫn thực hiện Thông tư số 54/2014/TT-BTC. Theo đó, Tổng Giám đốc KBNN, Giám đốc KBNN cấp tỉnh được phép giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý VPHC. Việc giao quyền xử phạt VPHC được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản; trong đó, phải xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền xử phạt VPHC (Phó Tổng Giám đốc KBNN, Phó Giám đốc KBNN cấp tỉnh) phải chịu trách nhiệm về Quyết định xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, uỷ quyền cho bất kỳ người nào khác.

a1xtoz_MWHJ

Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 97 quy định người có thẩm quyền lập biên bản VPHC gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản QPPL hoặc văn bản hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN quy định tại Điều 52, Điều 53, Điều 54 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP bao gồm Thanh tra viên tài chính, công chức KBNN được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Giám đốc KBNN tỉnh, Tổng Giám đốc KBNN, và công chức KBNN được giao nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.

Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC nhưng không có thẩm quyền xử phạt chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm. Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản VPHC đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại Khoản 3, Điều 58 Luật Xử lý VPHC.

Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới và thời hạn thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính

Nghị định bổ sung quy định cụ thể các trường hợp sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, hay ban hành quyết định mới về xử lý VPHC; trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định xử lý vi phạm hành chính; thời hạn thực hiện và hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính; trách nhiệm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót.

Thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Nghị định 97 bổ sung quy định việc thu, nộp hộ tiền phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào KBNN thông qua dịch vụ của hệ thống bưu điện. Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt gửi quyết định xử phạt qua bưu điện bằng hình bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản KBNN trong thời hạn quy định tại khoản 1, Điều 73 Luật XLVPHC (10 ngày). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản KBNN, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật XLVPHC phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả. Đối với nội dung này, KBNN đã ban hành Công văn 5390/KBNN-THPC ngày 19/12/2016 để hướng dẫn KBNN cấp tỉnh việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua Bưu điện.

Nghị định 97 được ban hành đã hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thu, nộp hộ tiền phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào KBNN thông qua dịch vụ của hệ thống bưu điện, tạo thêm một phương thức nộp phạt thuận lợi cho người vi phạm hoàn thành nghĩa vụ.

Mẫu biên bản và mẫu quyết định trong xử lý VPHC

Ban hành kèm theo Nghị định 97 là Phụ lục về mẫu quyết định (38 mẫu) và mẫu biên bản (17 mẫu). Do các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP không còn phù hợp về thể thức và yêu cầu thực tiễn nên Nghị định 97 đã sửa đổi bổ sung mới các biểu mẫu để các bộ, ngành, địa phương có cơ sở áp dụng thống nhất, đồng bộ. Người có thẩm quyền lập biên bản và ra quyết định VPHC trên hệ thống KBNN sử dụng mẫu biên bản và mẫu quyết định mới theo quy định tại Phụ lục Nghị định 97 khi có hiệu lực thi hành vào ngày 05/10/2017.

Nghị định 97 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, góp phần hoàn thiện và đồng bộ hóa nền tảng pháp lý phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của công tác xử lý VPHC, trong đó có hoạt động công tác xử lý VPHC tại hệ thống KBNN./.


Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập