image banner
Nghiệm thu đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành Kho bạc Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
Lượt xem: 630
Ngày 28/6/2018, Hội đồng Khoa học và Công nghệ KBNN tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành Kho bạc Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, mã số KB-08/TH-2017 do KBNN Thanh Hóa là đơn vị chủ trì nghiên cứu. Thạc sỹ Nguyễn Hữu Viên – Chánh Văn phòng KBNN Thanh Hóa làm chủ nhiệm đề tài. PGS.TS. Lê Hùng Sơn – Giám đốc Trường Nghiệp vụ Kho bạc KBNN làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Ngày 28/6/2018, Hội đồng Khoa học và Công nghệ KBNN tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành Kho bạc Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, mã số KB-08/TH-2017 do KBNN Thanh Hóa là đơn vị chủ trì nghiên cứu. Thạc sỹ Nguyễn Hữu Viên – Chánh Văn phòng KBNN Thanh Hóa làm chủ nhiệm đề tài. PGS.TS. Lê Hùng Sơn – Giám đốc Trường Nghiệp vụ Kho bạc KBNN làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

image

Tại buổi nghiệm thu, sau khi nghe báo cáo tóm tắt của chủ nghiệm đề tài, các thành viên Hội đồng nghiệm thu, các thành viên tham gia dự nghiệm thu đã nhận xét và đặt một số câu hỏi với nhóm tác giả, PGS.TS. Lê Hùng Sơn -Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu kết luận một số thành công chủ yếu của đề tài “Một số giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành Kho bạc Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, như sau:

Về cơ sở lý luận: Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nội ngành và quản lý đầu tư XDCB nội ngành KBNN tỉnh, thành phố như: Khái niệm, đặc điểm XDCB nội ngành và những công việc về xây dựng cơ bản nội ngành...; Khái niệm về quản lý đầu tư XDCB nội ngành KBNN, nội dung quản lý đầu tư XDCB nội ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư XDCB nội ngành tại KBNN tỉnh, thành phố; Nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý đầu tư XDCB của một số hệ thống thuộc Bộ Tài chính và bảo hiểm xã hội Việt Nam. Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý đầu tư XDCB nội ngành trong hệ thống KBNN.

Về cơ sở thực tiễn: Đề tài đã khái quát được chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đề tài đã nêu được thực trạng về nội dung quản lý đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua các vấn đề như: Văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quản lý đầu tư XDCB nội ngành; bộ máy quản lý và nội dung của các vấn đề quản lý; nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đầu tư XDCB thông qua các tiêu chí như: Cơ cấu bố trí nhân sự tổ chức thực hiện; quá trình tổ chức thực hiện; phân cấp trong lĩnh đầu tư XDCB... qua đó nêu đánh giá những kết quả đã đạt được, các hạn chế của quản lý đầu tư XDCB và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp tại chương 3.

Đối với những giải pháp và kiến nghị: Trên cơ sở mục tiêu, định hướng quản lý đầu tư XDCB nội ngành và kết quả phân tích và đánh giá tại chương 2, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB nội ngành như: Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đầu tư XDCB nội ngành; phân cấp, ủy quyền, hoàn thiện mô hình quản lý; hoàn thiện quy trình thực hiện; quy trình thanh thanh và quyết toán; hoạt động đấu thầu... Nhóm nghiên cứu cũng tập trung kiến nghị 3 nhóm vấn đề về: Chính sách phân bổ dự phòng vào giá gói thầu; Cơ chế quản lý dự án đầu tư và Quy trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư XDCB.

Cuối buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng đã thống nhất đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành Kho bạc Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, được trình bày với kết cấu, nội dung rõ ràng có các số liệu trích dẫn đảm bảo yêu cầu, tính thực tiễn. Nhóm nghiên cứu là những người nghiên cứu có tính chuyên nghiệp có tư duy biện chứng, hiểu biết khá sâu sắc về các nội dung nghiên cứu. Trong các giải pháp được nhóm tác giả đưa ra có những giải pháp khá sát thực, có giá trị ứng dụng trong thực tế nếu được hoàn thiện. Hội đồng nghiệm thu cũng đã nhất trí nghiệm thu đề tài xếp loại Giỏi./.

Viết Tuân

image

image

image

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập