image banner
Một số vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị triển khai TABMIS tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai
Lượt xem: 81
Tỉnh Lào Cai là địa phương triển khai dự án thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) trong năm 2011. Công tác chuẩn bị cần được các đơn vị Kho bạc Nhà nước trong tỉnh quan tâm thực hiện để đảm bảo triển khai thực hiện thành công dự án trên địa bàn tỉnh.

      Theo kế hoạch của Ban triển khai TABMIS Bộ Tài chính, tỉnh Lào Cai là địa phương triển khai TABMIS đợt 10, từ tháng 5/2011. Thời gian triển khai cụ thể thực hiện theo công văn số 4612/BTC-KBNN ngày 07/4/2011 của Ban triển khai TABMIS Bộ Tài chính.

     Qua thực tế  triển khai TABMIS của các địa phương thời gian qua, để triển khai dự án đạt kết quả tốt thì vấn đề công tác chuẩn bị có ý nghĩa quan trọng, trong đó cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

       Thứ nhất, công tác làm sạch số liệu: Là nội dung công việc có tính bắt buộc, có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển đổi thành công, chính xác, kịp thời dữ liệu từ chương trình KTKB sang TABMIS. Những công việc cần lưu ý là:

        1. Rà soát việc check kiểu tài khoản đúng theo công văn số 1044/KBNN-KT ngày 24/6/2009 của KBNN, vì đây là kiểu tài khoản kết hợp với các đoạn mã đang áp dụng trong TABMIS: do Kế toán trưởng KBNN trực tiếp rà soát thực hiện theo quy định.

         2. Rà soát các tài khoản để gán mã QHNS đầy đủ, đúng quy định:

    Tất cả các TKTG đều phải có mã QHNS hoặc mã QHGD với KBNN.

    Các tài khoản chi ngân sách (3x) mã QHNS phải là mã đầu 1, nếu khác mã đầu 1 thì chương trình sẽ không chấp nhận chuyển đổi tài khoản đó sang TABMIS. Tài khoản chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách phải gán mã tổ chức ngân sách (riêng chi chuyển giao NS huyện cho NS xã gán mã QHNS của xã).

       TK của khối an ninh, quốc phòng: TK dự toán, chi ngân sách gán mã đầu 1( mã Bộ QP, Bộ CA); tài khoản tiền gửi gán mã đầu 9 do KBNN cấp.

       Các đơn vị có từ 2 TKTG trở lên cùng TK bậc 3 (VD: đơn vị có 2 TK 932.90, có 2 TK 934.01…): gộp thành 1 tài khoản, nếu không gộp được thì mở thêm mã đầu 9 cho TK đó vì khi chuyển sang TABMIS mã TK tự nhiên sẽ là 4 số, vì vậy mã QHNS hoặc QHGD là căn cứ để phân biệt các tài khoản khác nhau.

       Các dự án đầu tư XDCB, CTMT phải gán và sử dụng 1 mã duy nhất N=7; trường hợp có hơn 1 mã thì tổng hợp đề nghị cơ quan Tài chính đóng lại mã thừa đó. Các dự án chưa có mã thì tổng hợp để có biện pháp xử lý (trách nhiệm của bộ phận KSC rà soát tổng hợp, kế toán phối hợp đối chiếu).

       3. Tập trung rà soát, đối chiếu, điều chỉnh số liệu KTKB năm 2011 theo 1 số nội dung chủ yếu sau:

         Kiểm tra cân đối các TK chi tiết, số dư dự toán của các đơn vị. Đối chiếu số dư các TK chi NS, tiền gửi và dự toán đến thời điểm chuyển đổi dữ liệu với các đơn vị liên quan.

         Đối chiếu số liệu chi dự án đầu tư, CTMT giữa kế toán với KSC; số liệu chi thường xuyên, dự toán, tiền gửi với các đơn vị liên quan, cơ quan Tài chính trên địa bàn, đảm bảo số liệu khớp đúng.

        Rà soát đối chiếu số liệu phát hành công trái, trái phiếu theo nguyên tắc: Tổng nợ TK 611= Tổng có TK 90 (chi tiết bậc 3, từng đợt phát hành).

        Kiểm tra và hạch toán điều chỉnh các bút toán theo nguyên tắc hạch toán các đoạn mã theo tinh thần công văn 1044/KBNN-KT ngày 24/6/2009 của KBNN hướng dẫn cách kết hợp chéo các đoạn mã (lưu ý kết hợp chéo về thu, chi ngân sách. KBNN và KBNN Lào Cai đã có công văn hướng dẫn gửi KBNN các huyện, thành phố).

       Đối với chi XDCB, CTMT: Kiểm tra việc hạch toán đúng nguồn vốn, niên độ, MLNS, mã DA.. đảm bảo gán đủ mã CTMT. Kiểm tra, điều chỉnh (nếu có) hạch toán về LK đối với nguồn vốn TPCP theo quy định. Đối với nguồn vốn ứng trước phải xác định đúng trường hợp đủ điều kiện thanh toán, chưa đủ điều kiện thanh toán để hạch toán cho đúng vì khi sang TABMIS sẽ hạch toán vào 2 tài khoản khác nhau.

       Xác định chênh lệch giữa TK cấp phát (34, 35..) và TK nguồn vốn (84, 85..); phối hợp cơ quan Tài chính để xử lý chênh lệch nếu có ( trường hợp chuyển nguồn vốn cấp phát bằng lệnh chi tiền);

        4. Xử lý số số dư các TK liên quan:

        Các TKTG còn số dư  nhưng lâu không hoạt động do đơn vị không còn hoạt động hoặc đã giải thể: phối hợp làm thủ tục nộp NSNN, tất toán và đóng tài khoản.

        Các TKTG không còn số dư, không hoạt động từ 1 năm trở nên: đóng tài khoản  theo quy định.

       Chênh lệch giữa TK nguồn vốn (84, 85..) >TK cấp phát (34, 35..): phối hợp cơ quan Tài chính để xử lý hoàn trả ngân sách trước thời điểm chuyển đổi dữ liệu sang TABMIS (trường hợp cơ quan Tài chính chuyển nguồn vốn cấp phát bằng lệnh chi tiền).

       Trường hợp các dự án ĐTXDCB, CTMT chưa có mã do các chủ đầu tư hiện nay đã giải thể, số vốn còn đang theo dõi ở TK tạm ứng qua nhiều năm, dự án không còn thanh toán vốn nữa thì KBNN xử lý chuyển từ tạm ứng sang thanh toán, sau đó thực hiện tất toán tài khoản theo quy định về xử lý tất toán tài khoản thanh toán vốn đầu tư để tránh việc lại chuyển sang theo dõi trên TABMIS, khó khăn cho KBNN.

    Thứ hai, công tác thu thập dữ liệu: gồm 2 gói dữ liệu. Gói 1, do bộ phận kế toán và bộ phận KSC thực hiện. Gói 2, chủ yếu do KSC thực hiện, kế toán tham gia đối chiếu. Nội dung và thời gian thực hiện theo quy định tại công văn số 9149/BTC-KBNN ngày 13/7/2010 và công văn số 4612/BTC-KBNN ngày 7/4/2011 của Ban triển khai TABMIS Bộ Tài chính.

       Việc thu thập các gói dữ liệu được thực hiện tại từng đơn vị Kho bạc trong tỉnh, sau đó sẽ tổng hợp toàn tỉnh. Thông tin thu thập yêu cầu kịp thời gian, cụ thể, chính xác để phục vụ cho việc chuyển đổi dữ liệu và hoạt động của TABMIS sau này; trong đó cần lưu ý: Danh mục tỷ lệ điều tiết thu NSNN phải chi tiết đến chương, mục, tỷ lệ phân chia, do vậy phải lấy số liệu từ báo cáo thu năm 2010 để xác định các khoản thu có phát sinh trên địa bàn; về Danh sách luồng công việc trên hệ thống TABMIS: do trong TABMIS việc kiểm soát theo cây phê duyệt (luồng phê duyệt) nên các đơn vị kế toán, KSC cần tính toán đăng ký KTV, TTV, người phê duyệt cho phù hợp để việc ký kiểm soát và ủy quyền ký kiểm soát được kịp thời, thuận tiện.

   Thứ ba, nắm rõ về phương án chuyển đổi số liệu: Việc chuyển đổi dữ liệu từ chương trình KTKB2008 sang TABMIS được thực hiện theo phương án: Chuyển số dư còn lại của các tài khoản trong hệ thống KTKB sang TABMIS đến thời điểm triển khai. Số dư các tài khoản thu, chi NSNN năm trước khi chuyển sang TABMIS sẽ thực hiện chuyển theo tổng số (tài khoản và cấp ngân sách).

       Dữ liệu chuyển đổi sang TABMIS sẽ bao gồm: Số dư của các tài khoản trong bảng; Số dư dự toán còn lại của các đơn vị và số dư các tài khoản ngoại bảng khác.

      Việc chuyển số liệu sang TABMIS có 1 số TK sẽ tách ra thành 2 hay nhiều TK (VD: TK Chi NS theo TCN sẽ tách ra thành TK tự chủ, TK không tự chủ; chi ứng trước về đầu tư, CTMT chưa đủ điều kiện thanh toán từ TM 9200>9400 sang TABMIS là TK 1724, đủ điều kiện thanh toán từ TM 9200> 9400 là TK 1727…), do vậy phải hạch toán đối chiếu số liệu đảm bảo chính xác, nhất là số liệu về  chi XDCB, CTMT, dự toán…

       Thứ tư, công tác đào tạo, tập huấn: Chủ yếu là theo chương trình đào tạo, tập huấn của Ban triển khai TABMIS Bộ Tài chính, gồm đào tạo người sử dụng chính, đào tạo người sử dụng cuối, tập huấn Chế độ kế toán TABMIS. Tuy nhiên cán bộ liên quan cần chủ động học tập, nghiên cứu chế độ về TABMIS đã được Bộ Tài chính và KBNN ban hành (TT212/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, công văn 383/KBNN-KTNN của KBNN…), học tập kinh nghiệm của các đơn vị đã triển khai trước để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vì TABMIS là chương trình hoàn toàn mới, nội dung quy định về chế độ khá nhiều.

      Thứ năm, tăng cường phối hợp với cơ quan Tài chính trên địa bàn: Phối hợp, cung cấp các dữ liệu cho cơ quan Tài chính theo quy định; xử lý nguồn vốn XDCB, CTMT, mã dự án, mã QHNS, số dư dự toán, cấp phát lệnh chi tiền, điều chỉnh sai sót. Phối hợp triển khai công tác thông tin tuyên truyền và thực hiện các quy định về chế độ TABMIS.

     Thực hiện tốt công tác chuẩn bị sẽ là tiền đề để triển khai thành công dự án TABMIS trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

                                                                                        

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập