image banner
Độc đáo nghề rèn đúc lưỡi cày Bản Phố
Lượt xem: 339
Công cuộc hiện đại hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá đã giúp bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn khởi sắc rõ nét. Hiện nay ở một số vùng nông thôn  đồng bằng đã không còn hình ảnh “ con trâu đi trước, cái cày theo sau”, mà được thay thế bởi máy cày. Ở vùng cao miền núi phía bắc, đặc biệt là tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái… đời sống nhân dân còn nghèo,  địa hình cao, chủ yếu là canh tác nương, ruộng bậc thang nên người nông dân  vẫn duy trì  cày ruộng, nương bằng “ con trâu đi trước cái  cày theo sau”.  Con Trâu là đầu cơ nghiệp, lưõi cày là nông cụ quý giá và làng nghề Bản Phố chính là  địa chỉ  rèn đúc  ra lưỡi cày.

Suốt mùa đông dài đến trung tuần tháng 2 dương lịch hàng năm là lúc nông nhàn đối với bà con nông dân các dân tộc thiểu số vùng cao khu vực trung thượng huyện Bắc Hà, trong đó có xã Bản Phố, do khí hậu lạnh giá nên vụ chính bắt đầu từ tháng ba, tháng tư. Trên con đường trở lại thăm Bản Phố những ngày cuối tháng 3 này, chúng tôi nghe đâu đây vang lên tiếng kêu leng keng! leng keng! nghe vui tai phát ra từ khu dân cư. Có lẽ tiếng kêu đó và tiếng chim hót ríu rít đâu đây là tiếng động duy nhất phá vỡ sự  tĩnh lặng. Trò chuyện với các đồng chí cán bộ xã tại trụ sỏ làm việc, chúng tôi được biết đó là tiếng kêu phát ra từ các lò rèn. Theo chân các đồng chí cán bộ xã tới thăm lò rèn của Vàng Seo Cấu, ở thôn Háng Dê, gặp lúc ông đang rèn, đúc lưói cày. Trước mắt chúng tôi hiện ra một người đàn ông trạc tuổi trung niên, thân hình rắn chắc, hai cánh tay chắc nịch, làn ra bánh mật trông rất khoẻ mạnh đang say sưa gò chỉnh lưỡi cày vừa được lấy từ khuân ra. Chúng tôi lại gần tranh thủ chào hỏi, trò chuyện qua, sau gần 10 phút chờ ông Cấu mài, lưõi cày đã hoàn chỉnh, trông rắn chắc, khá đẹp. ông Cấu vui vẻ tiếp chúng tôi. Hỏi han về nghề rèn đúc lưõi cày, ông Cấu cho biết:  “ nghề này đã xuất hiện từ lâu đời nay, được truyền từ đời này sang đời khác. Mấy năm trước dèn đúc với số lượng ít, chủ yếu là dèn dao phát, sửa lưõi cuốc, xẻng phục vụ gia đình và bà con trong xã. Mấy năm nay, lưõi cày ở đây đựoc bà con nông dân ưa chuộng nên số lượng  đúc ,rèn đã nhiều hơn”.

- Tôi hỏi; hiện nay, với sự phát triển khoa học- công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, có nhiều nhà máy sản xuất nông cụ, máy cày… nghề rèn đúc ở đây vẫn tồn tại và có bị cạnh tranh không?

- Ông Cấu nói; Nghề rèn đúc vẫn tồn tại, phát triển, không bị cạnh tranh và đem lại nguồn thu ổn định theo thời vụ vì có bí quyết riêng dèn ra những loại quốc, xẻng, dao phát sắc bén mà người Mông ví von là; “Đất có lẫn sỏi đá cứng bao/lưỡi cày ta lật xới tơi hết/quốc, xẻng người Mông ta cũng không mẻ”. Vì vậy bà con người Mông mình ở Bắc Hà, Bảo Yên, Si Ma Cai, Văn Yên (Yên Bái), Mường Nhé (Điện Biên)… yêu lắm! tết xong thường hay lên đi chợ Bắc Hà hay vào tận nhà mình đặt, mua mà! Còn bà con ở đây khi nhà có dao, quốc, xẻng cùn đến nhờ rèn nếu vài cái mình không lấy tiền công, đa số là rèn hộ thôi mà!

Ngoài gia đình  ông Cấu còn phải kể đến lò rèn đúc của các hộ gia đình ông Lý Seo Tủa, ở thôn Bản Phố 2A, Ma Seo lử, Ma Seo Pùa, Vàng seo Dín, Vàng seo Phự ở thôn Bản phố 2b là những lò rèn đúc ra các sản phẩm nông cụ có chất lượng tốt.

IMG_1538.JPG

Qua tìm hiểu thêm về nghề này chúng tôi được biết lưõi cày được đúc từ hợp kim gang, nấu nóng chảy, đổ vào khuân cho nguội, lấy ra, gò, rèn, mài chỉnh sửa thành lưõi cày. Nói thì đơn giản song công đoạn tiến hành làm xong một chiếc lưỡi cày khá vất vả, đòi hỏi người làm nghề phải có kinh nghiệm, sự kiên trì, bền bỉ mới tạo nên những chiếc lưõi cày tốt, phù hợp với địa hình nương ruộng bậc thang ở vùng cao miền núi.

 Ông Giàng Seo Sẩu, chủ tịch hội nông dân xã cho chúng tôi biết: “ các lò rèn hoạt động từ tháng 2 đến tháng 6, hiện Bản Phố có 14 lò  đúc, rèn  lưỡi cày. Các chủ lò rèn, đúc này ngoài đúc, rèn lưõi cày còn giúp bà con sửa dao, dao phát, cuốc, xẻng… làm nghề này vừa  tạo thêm thu nhập,  giúp bà con nông dân trong xã mới chính là niềm vui của họ”. Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân xã Bản Phố, năm 2008, các lò dèn đúc đã xuất ra thị trường trên 7.000 lưỡi cày, trung bình giá bán là 60.000 đồng/cái, thu gần 400 triệu đồng, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con dân tộc nơi đây.

IMG_1541.JPG

 Lưỡi cày do Bản Phố đúc, rèn ra đã có mặt khắp các thôn, bản vùng cao Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái.., là nông cụ quý giá giúp bà con nông dân cày nương, ruộng, trồng ngô, lúa, đậu tương và các màu khác. Không chỉ có vậy từ phát triển nghề đúc, dèn lưỡi cày, cùng với nghề nấu rượu ngô đặc sản, hình ảnh người phụ nữ Mông trong trang phục thổ cẩm rực rỡ sắc màu trên nương đồi cày ruộng, làm rẫy… phong cảnh núi rừng, thôn bản vùng cao tươi đẹp, đơn sơ, mộc mạc đã tạo ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch đến với nơi đây.  Bản Phố trở thành điểm đến hấp dẫn, người Mông có thêm cơ hội phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, phát triển mô hình cộng đồng làm du lịch, làng, bản du lịch, đem lại lợi ích kinh tế cho đại đa số đồng bào Mông, đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội địa phương ngày một giàu mạnh./

Trần Thuý Hường

Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bắc Hà

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập