image banner
Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” đã thành công tốt đẹp
Lượt xem: 572

Sáng 7/12, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.  Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dự, chúc mừng Đại hội và có bài phát biểu quan trọng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trung ương phát biểu khai mạc Đại hội.





thutuongtandung.jpg       

                                Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020

Tham dự Đại hội có 1.800 đại biểu chính thức gồm đại diện Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 167 đại biểu là đại diện tập thể và các cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; 101 đại biểu là “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; 1.394 đại biểu là đại diện các tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đoàn đại biểu ngành Tài chính gồm 13 đại biểu do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Tài chính làm Trưởng đoàn. Hệ thống KBNN vinh dự có 2 đại biểu tham gia Đại hội là đồng chí Nguyễn Hồng Hà - Tổng Giám đốc KBNN và đồng chí Vũ Đức Trọng - Giám đốc KBNN Hải Dương.

 

 

BAC_7322.JPG

                                  Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội chụp ảnh kỷ niệm với Đoàn đại biểu ngành Tài chính

BAC_7498.JPG







                                                        Đoàn đại biểu ngành Tài chính tham dự Đại hội

Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX tổ chức tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trên cơ sở tiếp nối, phát huy những truyền thống tốt đẹp và những thành tích, kết quả đã đạt được trong suốt 67 năm qua, với trọng tâm là đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng giai đoạn 2011-2015 và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020.

Đại hội lần này cũng là dịp để biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, các anh hùng chiến sỹ thi đua và các gương điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu trong toàn quốc. Đồng thời Đại hội còn có ‎ý nghĩa quan trọng động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo động lực thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt, Bộ Chính tri đã thông qua Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và ban hành Chỉ thị 34-CT/TW “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, đây là những quan điểm chỉ đạo, định hướng quan trọng đề các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Cũng trong giai đoạn 2010-2015, cơ quan chức năng đã tập trung nghiên cứu, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện để quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Cũng trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy, động viên và tập hợp được sức mạnh, phát huy sức sáng tạo, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, trở thành động lực, biện pháp quản lý hữu hiệu, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo động lực mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nên được người dân đồng tình hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015; huy động được cả hệ thống chính trị tham gia, tạo bước chuyển biến trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, công tác khen thưởng đã có tác dụng động viên, cổ vũ kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã chủ động khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích đột xuất, người lao động trực tiếp lao động, sản xuất, công tác…

Trong khuôn khổ chương trình làm việc, Đại hội cũng nghe nhiều tham luận của các điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực quan trọng của đất nước. Các tham luận đã góp phần nêu bật thành quả thi đua và phẩm chất cách mạng cao đẹp, tình yêu Tổ quốc, khát vọng cống hiến trong mỗi con người Việt Nam.

 

Trong 5 năm qua, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng 17 Huân chương Sao vàng, 85 Huân chương Hồ Chí Minh, 3.080 Huân chương Độc lập, 377 Huân chương Quân công; hơn 31.000 Huân chương Lao động, gần 200 Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; gần 2.200 Huân chương, Huy chương Hữu nghị; 86 Anh hùng Lao động, 81 Anh hùng LLVT nhân dân; 194 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 215 Giải thưởng Nhà nước; gần 4.900 danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân (nhân dân, ưu tú); cùng nhiều Huân, Huy chương tặng thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu.

 

 

Phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhấn mạnh, ở trong nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn và có thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo quản lý điều hành nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế; việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định TPP, Hiệp định FTA với Liên minh châu Âu, cùng với việc hình thành Cộng đồng ASEAN mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.

Bối cảnh đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục tăng cường đoàn kết nhất trí, đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016.

Thủ tướng nhấn mạnh, phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016-2020 với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” cần tập trung vào 5 nội dung chính:

Một là, đẩy mạnh các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo môi trường và động lực phát triển. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Hai là, tiếp tục phát động các phong trào thi đua trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và môi trường hòa bình để xây dựng, bảo vệ đất nước…

Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và chính quyền các cấp. Hướng các phong trào thi đua vào việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải cách thủ tục hành chính...

Bốn là, đổi mới, tạo sự chuyển biến tích cực và hiệu quả trong công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương, quan tâm đến các tập thể, cá nhân người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát hiện những điển hình tiên tiến, nhân tố mới thông qua các phong trào thi đua và thực hiện nhiệm vụ để có hình thức khen thưởng phù hợp, kịp thời.

Năm là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, nhân tố mới. Phấn đấu trong thời gian tới, ngành nào, cấp nào cũng có ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến.

 

Tin khác
1 2 3 4 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập