image banner
Tình hình hoạt động Hải quan Việt Nam tháng 9 /2012
Lượt xem: 65
Theo đánh giá sơ bộ của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 167,54tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 83,78 tỷ USD, tăng 18,9% và nhập khẩu ước đạt 83,75 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2011 trong đó phần lớn là các nhóm hàng do khối FDI nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, hàng gia công và nhập vào khu chế xuất. Cán cân thương mại khá cân bằng, với mức thâm hụt là 34 triệu USD thấp hơn rất nhiều so với mức nhập siêu của cùng kỳ năm trước (8,1 tỷ USD), bằng 0,04% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính đến nay, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng qua ước đạt 96,24 tỷ USD, chiếm 57,45% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu là 52,4 tỷ USD, tăng 34,6% và nhập khẩu là 43,86 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp FDI chủ yếu xuất khẩu hàng hoá sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập khẩu (theo loại hình xuất sản xuất xuất khẩu và xuất gia công). Nhập khẩu chủ yếu để sản xuất hàng cho xuất khẩu (nhập sản xuất xuất khẩu, nhập gia công, nhập vào khu chế xuất). Có thể kể đến một số mặt hàng chính như sau:
Dầu thô: 7,16 triệu tấn, trị giá 6.340 triệu USD đạt 75,53% dự toán, tăng 14,3% (0,89 triệu tấn) về lượng và tăng 14,7% (811 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011.
Than đá: 10,07 triệu tấn, trị giá 888 triệu USD đạt 71,3% dự toán, giảm 16,5% (2,11 triệu tấn) về lượng và giảm 27,1% (330 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ 2011.
Về nhập khẩu có: Xăng dầu: 7,262 triệu tấn, trị giá 7.077 triệu USD, giảm 13.9% (1,1 triệu tấn) về lượng và giảm 8.5% (660 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011; ôtô nguyên chiếc: 19.902 chiếc trị giá 454 triệu USD đạt 44% dự toán, giảm 55,8%(25.088 chiếc) về lượng và giảm 47% (394.9 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó lượng xe dưới 9 chỗ : 10.004 chiếc, trị giá 107 triệu USD đạt 33% dự toán, giảm 65,9% (19.340 chiếc) về lượng và giảm 71,3% (266 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011; linh kiện, phụ tùng ôtô đạt 1.078 triệu USD bằng 57% dự toán, giảm 27.1% (400 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2011; xe máy nguyên chiếc đạt 27.382 chiếc, trị giá 49 triệu USD đạt 57% dự toán, giảm 50,4% (27.780 chiếc) về lượng, giảm 34.8% (26 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011; linh kiện, phụ tùng xe máy đạt 397 triệu USD bằng 44% dự toán, giảm 27,2% (148 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2011; sắt thép các loại đạt 5,625 triệu tấn, trị giá 4,511 triệu USD đạt 87% dự toán, tăng 3.7% (203 triệu tấn) về lượng, nhưng giảm 4,3% (204 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó phôi thép đạt 349 nghìn tấn, trị giá 224 triệu USD đạt 26.4% dự toán, giảm 51% (363 nghìn tấn) về lượng, giảm 51.8% (241 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011.
Năm 2012, Ngành Hải quan được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN là 223.900 tỷ đồng. Trong đó: Thuế XNK+ TTĐB: 80.500 tỷ đồng; thuế GTGT: 143.400 tỷ đồng. Dự kiến số thu tháng 9/2012 đạt 17.000 tỷ đồng và 9 tháng năm 2012 đạt khoảng 142.134 tỷ đồng, bằng 63,5% so với dự toán, giảm 12% so với cùng kỳ 2011. Trong đó: Thuế XNK + TTĐB + BVMT: 48.978 tỷ đồng; thuế GTGT: 92.956 tỷ đồng; thu khác: 200 tỷ đồng. Từ những kết quả đã thực hiện qua 9 tháng đầu năm, Tổng Cục Hải quan cũng đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp đảm bảo thu NSNN năm 2012, cụ thể như sau:
Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nới lỏng các chính sách xuất nhập khẩu, kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế.
Đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương: Sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý hàng kinh doanh TN-TX (gồm cả xăng dầu) phù hợp với Chỉ thị 23/CT-CP ngày 7/9/2012 của Chính phủ; đưa xăng vào mặt hàng tiêu dùng phải nộp thuế ngay (Bộ Tài chính đã có công văn số 11081/BTC-TCHQ ngày 17/8/2012 gửi Bộ Công thương); xem xét sửa Thông tư 24/2010/TT-BCT ngày 28/5/2012 của Bộ Công thương về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng, vì thực tế 100% các trường hợp vẫn được NK nhưng do phải chờ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động nên gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp, làm ách tắc hoạt động XNK; căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 49 Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời bảo đảm khả năng thu hồi nợ thuế cho NSNN trong năm 2012, cho phép Doanh nghiệp được bảo lãnh và nộp dần tiền thuế nợ, bảo đảm trong năm 2012 phải nộp hết số nợ thuế quá hạn mà cơ quan quản lý thuế đã yêu cầu nộp. Trong thời gian nộp dần tiền thuế, doanh nghiệp được giải tỏa cưỡng chế nhưng vẫn phải trả lãi chậm nộp.
Đề nghị các Bộ, ngành công bố Danh mục hàng hóa không được phép xuất nhập khẩu theo mã HS 8 số để tránh phân loại, tính thuế sai.
Trong tháng 9 đầu năm 2012, Hải quan Việt Nam cũng đã hoạt động tích cực trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tính từ 16/8/2012 đến 15/9/2012, số liệu thống kê sơ bộ công tác đấu tranh chống buôn lậu, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý tổng số 1.493 vụ việc vi phạm, trị giá ước tính 6 tỷ 88 triệu đồng, trong đó có 63 vụ việc liên quan đến ma tuý.
Tin khác
1 2 3 4 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập